Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công Mỹ

Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công Mỹ

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:48
0
“Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”.

Câu chuyện cán bộ chiến sĩ trên các chiến hạm HQ11, HQ 187 của Lữ đoàn 171 Hải quân nhường phần nước của mình và lọc nước dằn qua cát vàng Trường Sa cho các phi công Mỹ bị rơi máy bay trên biển Đông năm 1988 đã được nhiều quân nhân Mỹ nhắc đến sau nhiều thập kỷ.

11 giờ 15 phút trưa 10/7/1988 cán bộ chiến sĩ tàu HQ-11 đã cứu 3 phi công Mỹ là Stein Necker, Richard Kamaurer và Michael Rneel. Họ là thành viên của đoàn bay CT-39-NALO192 thuộc Hải quân Mỹ (Hạm đội 7 Thái Bình Dương), đi làm nhiệm vụ từ Singapore đến căn cứ Hải quân Subic (philippines) thì gặp thời tiết xấu, máy bay không thể hạ cánh được, bèn bay vòng ra biển thì gặp nạn.

Tiêu điểm - Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công MỹBút tích của chị Stein Necker hiện đang trưng bày tại phòng truyền thống Lữ đoàn 171 Hải quân Vũng Tàu.

Vào thời điểm ấy, tàu HQ-11 đi làm nhiệm vụ trên biển xa đã 73 ngày nước ngọt đã cạn. Để có phần nước ngọt cho các bạn Mỹ, Thuyền phó quân sự Hoàng Văn Thể đã phát động phong trào tiết kiệm: “Mỗi người nhịn tắm 7 ngày giành nước ngọt cho 3 phi công, thuyền trưởng nhịn trước, chiến sĩ noi theo”.

Tiêu điểm - Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công Mỹ (Hình 2).Tàu HQ-11 và thuyền trưởng thượng tá Hoàng Văn Thể.

Trên chặng hải trình theo tàu HQ-187 về đất liền, cán bộ chiến sĩ trên tàu do máy trưởng Đại úy Bùi Văn Nhưng chỉ huy đã xuống hầm tàu gạn vét nước dằn đổ vào 6 cái ang muối dưa, dùng cát vàng lấy từ đảo Đá Lớn để lọc. Sáng ra 6 cái ang muối dưa lọc được 10 lít. Số nước ấy đủ để nấu ăn cho cán bộ chiến sĩ tàu và 3 phi công Mỹ sinh hoạt, riêng chị Stein Necker ưu tiên tắm và gội đầu. Trung tá Bùi Văn Nhưng cho biết: “Lúc ấy cả tàu xác định, dù mình khát chứ không thể để các phi công Mỹ khát, vì đó là danh dự quốc thể, là sự lòng mến khách. Bản thân tôi đã lọc nước dằn bằng cát vàng lấy từ Trường Sa cho chị Stein Necker tắm mỗi sáng, tôi thấy  mình rất tự hào về điều đó”.

Khi tàu HQ-187 cập cảng Nha Trang, chị Stein Necker móc trong túi ra 100 đô la nhã ý xin tặng lại các chiến sĩ Hải quân Tàu HQ-187, nhưng cán bộ chiến sĩ tàu HQ-187 không nhận, chỉ xin chụp tấm hình làm kỷ niệm. Nữ phi công Stein Necker bật khóc, chị xin mảnh giấy, mượn bút viết vội lá thư như thay lời cảm ơn gửi lại tàu, bức thư có đoạn: “Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”. 

Sức mạnh của HQ-11

HQ-11 là chiến hạm săn ngầm lớp Petya II/III, có lượng giãn nước 1.077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này là 29 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL.

Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.

Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.

Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.

Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm.

Hiện nay Việt nam có ba chiến hạm Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11.

Trần Mạnh Tuấn 

‘Nỗi khiếp sợ của xe tăng’ trên vai Hải quân Việt Nam

Thứ 2, 08/07/2013 | 19:40
Cùng với súng trường tấn công Tar-21 đến từ Israel, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn một vũ khí khác của Israel không kém phần uy lực, đó chính là tên lửa vác vai hạng nhẹ MATADOR với mục đích tiêu diệt tấn công các xe tăng, xe bọc thép, xe lội nước và các loại xe chở quân đổ bộ tấn công.

Việt Nam chính thức có lực lượng không quân hải quân

Thứ 4, 03/07/2013 | 17:25
Hải quân nhân dân Việt Nam đã chính thức có lực lượng không quân khi nhận bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng PK-KQ.

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc xuyên bão tuần tra chung

Thứ 4, 26/06/2013 | 20:30
“Hồng Hà gửi Thái Sơn. Chúng ta đã hoàn thành đợt tuần tra liên hợp lần thứ 15 và luyện tập tìm kiếm cứu nạn thành công. Thông qua hoạt động tuần tra liên hợp, Hải quân hai nước đã đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc như một vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, vì lợi ích của mỗi bên, đóng góp vào việc duy trì trật tự, an ninh trong khu vực”.

Vũ khí của Lữ đoàn Không quân Hải quân đầu tiên Việt Nam

Thứ 6, 05/07/2013 | 08:22
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, lữ đoàn Không quân đầu tiên của Quân chủng Hải quân được thành lập ngày 3/7 với nhiệm vụ: tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.