Chuyện ít biết ở những nước 'bật đèn xanh' cho người chuyển giới

Chuyện ít biết ở những nước 'bật đèn xanh' cho người chuyển giới

Thứ 2, 25/02/2013 | 21:39
0
Trên thế giới mới chỉ có hơn 10 quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng giới. Thái Lan, Hàn Quốc không nằm trong danh sách đó. Tuy nhiên, những người hàng xóm châu Á có nhiều điều luật "bật đèn xanh" cho người chuyển giới.

Nơi người chuyển giới được "cởi trói"

Đi trên bất cứ con đường nhộn nhịp nào của Thái Lan, đặc biệt là ở những điểm nóng du lịch như Bangkok, Pattaya hay Phuket, bạn sẽ gặp ít nhất một người chuyển giới. Ca phẫu thuật chuyển giới đầu tiên ở nước này diễn ra vào năm 1972. Hiện tại, số ca phẫu thuật chuyển giới mỗi năm ở Thái Lan nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ước tính số người chuyển giới ở nước này tính tới năm 2008 dao động từ 10.000 tới 100.000 người, tính cả các ca sĩ và diễn viên.

Cuộc thi hoa hậu dành cho người chuyển giới Miss Tiffany's Universe vẫn được tổ chức hàng năm ở Thái Lan. Quốc gia này xứng đáng được coi là nơi mà người chuyển giới có thể sống một cuộc sống tự do nhất và được chấp nhận nhiều nhất so với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, luật pháp Thái Lan vẫn còn khá bảo thủ trong việc xem xét vấn đề chuyển giới và quyền của người chuyển giới.

Khoảng 95% người Thái theo đạo Phật và như vậy, vấn đề chuyển giới ở xã hội Thái vẫn được xem xét thông qua quan điểm của những người này. Người theo đạo Phật không thể đưa ra những bộ luật cấm tình dục đồng giới, chuyển giới hay hôn nhân cùng giới. Bởi một trong những lời răn dạy cơ bản của đạo Phật là bao dung với những người có hành động khác thường hoặc có quan điểm khác thường.

PGS.TS Sam Winter làm việc tại trường ĐH Hồng Kông từng tiến hành một cuộc khảo sát về vấn đề này. Kết quả cho thấy 40% cha và 66% mẹ của những người chuyển giới chấp nhận quyết định này của họ - một con số mà ông tin rằng không thể có ở các nước phương Tây.

Nhưng thật không may cho giới LGBT (đồng tính nam/ nữ, lưỡng tính, người chuyển giới) là sự bao dung trong gia đình họ không phản ánh quan điểm của một bộ phận lớn trong xã hội nước này. Gần 70% người được hỏi trong một cuộc điều tra của Trung tâm cộng đồng thuộc ĐH Ramkhamhaeng (Thái Lan) không đồng ý với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính hay cho phép người chuyển giới công khai giới tính mới của họ trên chứng minh thư hay hộ chiếu.

Tiêu điểm - Chuyện ít biết ở những nước 'bật đèn xanh' cho người chuyển giới

Người đẹp chuyển giới Harisu - một người mẫu, ca sĩ kiêm diễn viên của Hàn Quốc.

Mặc dù đề cao sự bao dung nhưng đạo Phật cũng nói rằng tất cả chúng ta sống trong thế giới này đều là đang trả nợ cho những việc làm từ kiếp trước. Nhiều người Thái quan niệm rằng, cuộc sống của những người chuyển giới là không hạnh phúc và không trọn vẹn. Một số người còn khẳng định những bất hạnh này là sự trừng phạt cho những sai lầm ở kiếp trước.

Người theo đạo Phật nói rằng người chuyển giới trước đây là những kẻ ăn chơi sa đọa ở kiếp trước. Họ đã làm tổn thương trái tim nhiều phụ nữ và bây giờ họ bị trừng phạt. Họ trở thành đàn bà nhưng phải sống trong thân xác đàn ông và tình yêu của họ mãi mãi không bao giờ được đáp lại. Vì thế, họ là nhóm người được thương hại nhưng không được bảo vệ.

Do không được công nhận về mặt pháp lý nên người chuyển giới đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc làm. Nhiều nhà tuyển dụng không muốn gặp rắc rối khi thuê một người chuyển giới trong khi những người bình thường khác không đáp ứng được yêu cầu của họ.

Vì thế, người chuyển giới phải làm những công việc như bồi bàn, làm tóc, trang điểm, bán hàng rong ngay cả khi họ đã tốt nghiệp đại học. Giới tính ban đầu của họ vẫn còn trên hộ chiếu, dẫn đến những khó khăn khi xuất nhập cảnh. Thái Lan cũng cấm hôn nhân đồng tính. Điều đó có nghĩa là khi vợ/ chồng của người chuyển giới qua đời thì gia đình họ là người nhận được toàn bộ tài sản.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhiều động thái tích cực đã được đưa ra. Có thể nói đó là những thành tựu pháp lý quan trọng đối với người chuyển giới và cộng đồng người đồng tính. Năm 2002, Cục Y tế tâm thần, dưới áp lực của cộng đồng "gay" đã dỡ bỏ quan hệ đồng tính ra khỏi danh sách những triệu chứng rối loạn tâm thần.

Quyết định này mở đường cho quân đội Thái Lan đưa ra công bố vào năm 2005 rằng "sẽ dừng sa thải binh lính đồng tính và chuyển giới ra khỏi quân đội vì "rối loạn tâm thần". Năm 2007, Quốc hội Thái Lan đã tranh luận về việc cho phép người chuyển giới được đổi tên họ sau khi đã phẫu thuật. Hiện cũng chưa rõ liệu một cặp vợ chồng cùng giới hay một người đồng tính ở Thái Lan có được phép nhận con nuôi hay không.

Tháng 3/2008, quân đội bổ sung thêm mục 3 dành cho người chuyển giới. Mục này cho phép người chuyển giới không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tháng 9/2011, Ủy ban Nhân quyền quốc gia và Mạng lưới đa dạng giới tính đã đề xuất một dự thảo pháp luật về hôn nhân cùng giới và đang chờ đợi sự ủng hộ của Chính phủ nước này. Tháng 12/2012, Chính phủ Thái Lan đã thành lập một ủy ban soạn thảo các điều luật nhằm công nhận về mặt pháp lý cho các cặp vợ chồng cùng giới.

"Miền đất hứa" tại Hàn Quốc

Không phải là thiên đường của người chuyển giới nhưng Hàn Quốc lại có những bước đi cởi mở hơn so với Thái Lan. Tòa án tối cao Hàn Quốc quy định rằng, một người được coi là đủ điều kiện phẫu thuật chuyển giới phải trên 20 tuổi, độc thân và không có con. Trong trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ, người đó phải chứng minh các vấn đề có liên quan tới việc có thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không.

Ngày 22/6/2006, Tòa án tối cao nước này phán quyết rằng, những người chuyển giới thành công có quyền khai giới tính mới của mình trong tất cả các văn bản pháp lý. Điều này bao gồm cả quyền yêu cầu sửa chữa giới tính trong tất cả các hồ sơ của Chính phủ như đăng ký điều tra dân số.

Các hoạt động tình dục đồng tính nam và nữ là hợp pháp ở Hàn Quốc, tuy nhiên các cặp vợ chồng và hộ gia đình đồng tính ở đây hiện không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật như những cặp vợ chồng bình thường khác. Người chuyển giới hay đồng tính ở Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về pháp lý mà những người dân bình thường của quốc gia này chưa từng trải qua.

Đồng tính luyến ái ở Hàn Quốc không được đề cập cụ thể trong cả Hiến pháp Hàn Quốc và Bộ luật dân sự. Điều 31 trong Bộ luật của Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc khẳng định rằng "không cá nhân nào bị phân biệt đối xử trên cơ sở định hướng giới tính của họ". Tuy nhiên, điều 92 Bộ luật Hình sự quân sự lại nói rằng quan hệ tình dục giữa những người cùng giới là "quấy rối tình dục", có thể bị phạt tối đa 1 năm tù giam. Bộ luật này cũng không phân biệt giữa quan hệ đồng tính tự nguyện và không tự nguyện, đồng thời cho rằng quan hệ tình dục giữa những người trưởng thành cùng giới là "hiếp dâm tương hỗ".

Tuy nhiên một tòa án quân sự vào năm 2010 cho rằng bộ luật này là bất hợp pháp, rằng đồng tình luyến ái hoàn toàn là vấn đề cá nhân. Phán quyết này đã kéo tòa án hiến pháp Hàn Quốc vào cuộc tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được quyết định.

Câu chuyện về Harisu (sinh năm 1975), người đẹp chuyển giới đầu tiên trong giới showbiz Hàn Quốc là một điển hình. Cô bắt đầu nổi tiếng vào năm 2001 sau khi xuất hiện trong một quảng cáo mỹ phẩm tai tiếng của nhãn hiệu DoDo. Cô cũng từng xuất hiện một vài lần trên tivi với thân phận một chàng trai trước khi phẫu thuật chuyển giới vào năm 1998.

Trái ngược với những dự đoán, chiến dịch DoDo thành công rực rỡ. Ngay lập tức, Harisu được trao cho danh hiệu "đẹp hơn cả phụ nữ". Chỉ trong vòng 1 năm sau sản phẩm đầu tay, cô được mời tham gia vào một bộ phim tài liệu về cuộc đời mình trên KBS, đóng phim, viết tự truyện, thậm chí còn phát hành album đầu tay.

Harisu cũng là người chuyển giới thứ hai ở Hàn Quốc được công nhận giới tính mới một cách hợp pháp. Năm 2007, cô kết hôn với rapper cũng là người quản lý của mình Micky Jung. Quá trình chuẩn bị lễ cưới của Harisu được một chương trình truyền hình thực tế ghi lại. Cho đến nay, vợ chồng cô vẫn có một cuộc sống hạnh phúc.   

 Giá của kỳ th

Harisu từng thừa nhận rằng cô vẫn bị phân biệt đối xử trong ngành công nghiệp này. Cô kể lại một kỷ niệm buồn: "Một nhà sản xuất nói rất thích tôi và mời đến ký hợp đồng, vậy mà khi tôi đến, ông ta nói rằng vì tôi là người chuyển giới nên phải... kiểm tra, phải ngủ với ông ta để... chứng minh năng lực". Bất chấp những khó khăn và kì thị, sự nghiệp của cô vẫn thành công không ngờ mặc dù cô là người chuyển giới. Trong một xã hội bảo thủ như Hàn Quốc thì điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên.

Xuân Hoàng

'Tổ ấm' của người già chuyển giới tại Indonesia

Thứ 6, 22/02/2013 | 13:02
Khoảng chục phụ nữ lớn tuổi ngồi bên trong ngôi nhà màu hồng nằm trên một con đường đất hẹp ở khu ngoại ô bụi bặm của thủ đô Jakarta. Họ cùng nhau may vá, làm bánh và trò chuyện.

Chàng trai phẫu thuật chuyển giới... giống hệt Rihanna

Thứ 6, 22/02/2013 | 10:03
Anh ấy đã chọn Rihanna là hình ảnh mới của mình vì sự nữ tính, gợi cảm và sự nghiệp thành công của cô ca sỹ.

Đại học Mỹ cấp bảo hiểm chuyển giới cho sinh viên

Thứ 5, 21/02/2013 | 14:05
25 trong số 36 trường đại học ở Mỹ đang cung cấp gói bảo hiểm y tế bao gồm cả mục phẫu thuật chuyển giới cho những sinh viên mắc chứng rối loạn giới tính.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.