“Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 7, 22/10/2022 | 11:45
0
Theo Bộ trưởng Công Thương, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đổ tiền đi đầu tư chứng khoán, BĐS làm vơi đi nguồn tiền để nhập hàng, phần nào tác động đến chuỗi cung ứng.

Việt Nam hiện sản xuất được 70% nguồn cung xăng dầu trong nước thông qua hai nhà máy lọc dầu, phần còn lại nhập khẩu.

Trong chuỗi cung ứng đưa xăng tới người dân, 34 doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập hàng đầu nguồn (từ nhà máy lọc dầu trong nước hoặc nhập từ nước ngoài). Tiếp đến là 500 thương nhân phân phối, những người mua lại từ các đầu mối và bán buôn cho các đại lý và sau cùng là 17.000 cửa hàng xăng dầu trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, hai tuần qua, hệ thống phân phối với hàng chục nghìn điểm chạm này bộc lộ nhiều vấn đề. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại Tp.HCM mà còn lan ra các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước hay khu vực Tây Nguyên, như Đắk Lắk..., thậm chí cả khu vực phía Bắc, mà chủ yếu là Hà Nội.

Nội dung này đã được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ tại các cuộc họp với lãnh đạo với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu những ngày qua. Song, tại cuộc họp tổ của Quốc hội bàn về các vấn đề kinh tế - xã hội sáng nay (22/10), một lần nữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những trả lời cho các ĐBQH.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền

Hai tuần qua, các cửa hàng xăng dầu tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam luôn trong tình trạng hết hàng (Ảnh: Hữu Thắng).

Nguồn cung chưa bao giờ thiếu

Người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định: “Về nguồn cung, như tôi đã báo cáo vài lần là chúng ta chưa bao giờ thiếu. Thời điểm này khi dư luận nói thiếu nguồn cung trong nước là hoàn toàn không chính xác”.

Ông Diên dẫn các số liệu để chứng minh và cho biết, đến thời điểm cuối quý III, hàng dự trữ thương mại xăng dầu là 2,55 triệu m3, trong khi đó, năng lực sản xuất của hai nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn và Nghi Sơn trong tháng 10 bảo đảm được 80% nguồn cung trong nước.

Trung bình mỗi tháng, nguồn cung trong nước là 1,7 triệu m3 – tương đương với mức 1,36 triệu m3 cung ra từ hai nhà máy lọc dầu trong nước, cộng hai nguồn cung này sẽ có khoảng 2,5 – 2,6 triệu m3. Bên cạnh đó, theo kế hoạch phân giao, 34 doanh nghiệp đầu khối phải nhập trong tháng 10/2022 là 500.000 m3. Tổng chung có khoảng 3 triệu m3 xăng dầu.

Với lượng dự trữ như trên, ông Diên khẳng định hoàn toàn đáp ứng nguồn cung trong nước tới gần hết tháng 11. "Nguồn cung không thiếu, nhưng doanh nghiệp phải mua giá cao, nhập giá cao kỳ trước, bán trong kỳ với giá thấp thì lỗ, mà đã lỗ thì ai dám làm", ông nhìn nhận.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền (Hình 2).

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp tổ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết hàng loạt chi phí đã lỗi thời, từ lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về các kho bãi… đều bất cập, lạc hậu. Chi phí bảo quản xăng dầu từ năm 2013 chỉ có 30 đồng/lít nhưng hiện đã tăng lên 800 đồng/lít.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, nguồn cung xăng dầu không thiếu nhưng nguồn hàng bán ra thị trường đến tay người tiêu dụng lại gặp vấn đề. Như Bộ trưởng đặt câu hỏi: “Vậy tại sao có chuyện nói là bảo đảm cung ứng xăng dầu mà lại có chuyện đứt gãy, nhiều cửa hàng đóng cửa?”.

Với câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra loạt nguyên nhân, trong đó có lý do doanh nghiệp phải mua với giá cao mà bán trong kỳ với giá thấp, mức chiết khấu bằng 0, khiến doanh nghiệp không mặn mà kinh doanh, bởi “nếu biết kinh doanh thua lỗ thì không ai muốn làm”.

Vì sao cửa hàng chỉ đóng cửa ở phía Nam?

Trong các phản ánh về thiếu hụt xăng dầu tại các địa phương, tình trạng thiếu hụt chủ yếu diễn ra tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…  Bộ trưởng cũng đặt vấn đề: “Tại sao không xảy ra việc đóng cửa cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nước, mà chỉ tập trung ở Tp.HCM, miền Tây?”

Lý giải về nguyên nhân này, Bộ trưởng Diên nhắc lại vấn đề khu vực phía Nam trước đây luôn có một lượng lớn đáng kể hàng xăng dầu trôi nổi, bao gồm cả xăng dầu lậu, xăng dầu giả. Tháng 8 vừa qua bắt được vụ sản xuất, buôn xăng dầu lậu hàng trăm triệu lít. Có lượng xăng trôi nổi như vậy, người kinh doanh không quan tâm tới chi phí định mức, chiết khấu cũng như không quan tâm chuyện mua hàng của đầu mối một cách ổn định

"Hiện chúng tôi đang siết chặt xăng dầu lậu, chỉ còn xăng dầu chính thống nhưng nguồn cung thế giới thiếu, giá biến động nên khó khăn, chiết khấu thấp. Đang kiếm được nhiều tiền, giờ ít hơn, thậm chí lỗ thì không ai làm", ông lý giải.

Ngoài ra, ông Diên cho rằng "cơn lốc" chứng khoán, bất động sản thời gian qua có tác động nhất định. Thông thường, những doanh nghiệp làm xăng dầu đều có tham gia bất động sản, chứng khoán nên nguồn tiền bị vơi đi. Đến kỳ nhập hàng, bối cảnh nhập cao, bán thấp thì họ không có nguồn tiền nhập.

Về tín dụng, Bộ trưởng Công Thương cho biết doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối hay đại lý khi kinh doanh lĩnh vực này đều được ngân hàng mở một hạn mức để vay.

"Hạn mức này quy định từ trước khi giá xăng dầu trước chỉ 50-60 USD/thùng, nhưng giá hiện giờ tăng 2 lần, nhưng hạn mức tín dụng có hạn nên những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, không làm ngoài ngành cũng không có tiền để nhập hàng", ông nói.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền (Hình 3).

Bộ trưởng Công Thương khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước không thiếu (Ảnh: Hữu Thắng).

Ngoài ra, ông cũng cho biết thông thường trước đây các doanh nghiệp trong hệ thống kinh doanh khu vực này có nhiều nguồn, cùng lúc ký với nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng ký rồi lại không nhập, không mua trong thời gian dài nên doanh nghiệp đầu mối có quyền từ chối.

"Doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex không thiếu hàng, nhưng họ phải đảm bảo trong hệ thống và cho thương nhân phân phối mua, có hợp đồng thường xuyên. Doanh nghiệp nào sai thì sẽ kiên quyết xử lý, xử lý theo luật. Nghị định 95 sửa đổi về kinh doanh xăng dầu đã có hiệu lực, nhưng vừa qua đã bộc lộ nhiều khuyến khuyết, và sẽ nghiên cứu sửa đổi", ông nói.

Theo ông Diên, nếu rút giấy phép thương nhân phân phối, đồng nghĩa sẽ chặt đứt nguồn cung cửa hàng bán lẻ, đại lý. Do đó, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ làm theo hướng, vi phạm thì lần một phạt tiền; lần 2 phạt tiền cao hơn và lần 3 thu hồi giấy phép.

Trách nhiệm không chỉ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung – tức là nguồn cung xăng dầu ra thị trường và quản lý hệ thống phân phối từ doanh nghiệp đầu mối cho tới thương nhân phân phối.

Bộ trưởng Diên nói rằng, trong quản lý mặt hàng xăng dầu, dư luận luôn đặt ra vấn đề trách nhiệm thuộc về ngành Công Thương. “Tôi thừa nhận trách nhiệm này”, Bộ trưởng nói.

Song, tư lệnh của ngành Công Thương cũng cho hay, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ngoài Bộ Công Thương, hiện có 6 Bộ ngành cùng quản lý.

"Thuế, chi phí định mức, chi phí kinh doanh xăng dầu... trong giá xăng dầu là Bộ Tài chính; Bộ Giao thông Vận tải đảm bảo lưu thông mặt hàng này; quản lý chất lượng xăng dầu là Bộ Khoa học và Công nghệ; quản lý môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng và các địa phương cũng được giao trách nhiệm này", ông Diên nói.

Ông chỉ ra, trong hệ thống kinh doanh xăng dầu có 4 tầng lớp: Doanh nghiệp nhập khẩu (tức doanh nghiệp đầu mối) – Thương nhân phân phối (doanh nghiệp nhận hàng từ đầu mối/ từ các nhà máy sản xuất trong nước) – Tổng Đại lý/ Đại lý – Cửa hàng bán lẻ.

Với cấp Tổng Đại lý/ Đại lý và cửa hàng bán lẻ, theo Bộ trưởng hiện có khoảng 17.000 cửa hàng.

“Đây là hệ thống do chính quyền các tỉnh thành phố cấp phép và quản lý trực tiếp. Cho nên, trong việc phân phối thì ngoài việc quản lý kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp đầu mối thì rất cần các địa phương vào cuộc kiểm soát và quản lý, xử lý đối với hai cấp độ này. Có như vậy mới đồng bộ, hiệu quả”, ông Diên nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chỉ có hơn 1% cửa hàng xăng dầu đóng cửa

Thứ 6, 21/10/2022 | 18:10
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết những ngày cao điểm có khoảng trên 200 cửa hàng bán lẻ không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, chỉ chiếm hơn 1%

Uỷ ban Kinh tế đề nghị làm rõ thực trạng cung cấp xăng, dầu

Thứ 5, 20/10/2022 | 11:28
Nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, thị trường trái phiếu, BĐS nhiều rủi ro cùng với giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Công Thương ổn định tình hình xăng dầu

Thứ 4, 19/10/2022 | 20:19
Trước những bất ổn về nguồn cung xăng dầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên quan tâm chỉ đạo ổn định tình hình.

Bộ Công Thương hoả tốc đề xuất giải pháp "cứu" doanh nghiệp xăng dầu

Thứ 4, 19/10/2022 | 19:51
Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp xăng dầu nâng hạn mức tín dụng để thực hiện các thủ tục mua xăng dầu kịp thời.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.