Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Thứ 6, 21/10/2016 | 14:57
0
Không lệ thuộc hoàn toàn, Thái Lan và Philippines đã khoanh vùng một cách rất rõ ràng trong các mối quan hệ song phương với Mỹ và Trung Quốc.

Trong thời gian qua, Philippines và Thái Lan đang cho thấy hành động của họ ngày càng không giống với hai quốc gia có hiệp ước đồng minh với Mỹ.

Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines muốn hướng quốc gia đi theo một chính sách đối ngoại độc lập và điều trở thành yếu tố chính cho sự bất ổn của mối quan hệ Manila-Washington.

Tiêu điểm - Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Quan hệ Thái Lan-Mỹ cũng trở nên chông chênh kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014 và Bangkok hiện nay dường như tìm kiếm mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Greg Raymond, thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng, sự bất đồng với Mỹ không có nghĩa rằng cả hai quốc gia này muốn thay đổi hiện trạng ở châu Á.

Khác biệt về tư tưởng 

Ngay từ khi bắt đầu chiến dịch bầu cử của mình, Duterte đã ném nhận thức về liên minh Mỹ-Philippines vào tình trạng hỗn loạn.

Cho đến hiện tại, nhà lãnh đạo Manila tiếp tục gia tăng căng thẳng khi tuyên bố muốn kết thúc các cuộc tuần tra chung và không hài lòng với sự hiện diện của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Mindanao.

Động thái của Duterte được cho là đáp trả lời chỉ trích Mỹ về chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ông.

Duterte nói rằng mình đã kỳ vọng Washington sẽ gần gũi với Manila hơn trong sự trỗi dậy của các tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên ông đã không nhận được sự nhiệt tình từ đồng minh thân thiết.

Trong khi đó mối quan hệ Thái Lan-Mỹ cũng đã bắt đầu rục rịch rạn nứt từ năm 2014, khi giới lãnh đạo Thái tiếp tục thay đổi chính sách với Mỹ.

Sau cuộc đảo chính tháng 5/2014, trong cơn giận dữ, Washington cho biết sẽ lên án việc lật đổ chính phủ Yingluck và có động thái hạ cấp hợp tác quân sự.

Kể từ đó, mối quan hệ tiếp tục nổi bật bằng sự chia rẽ khi các quan chức Mỹ đã chỉ trích Thái Lan về vấn đề nhân quyền.

Ngược lại, Thái Lan tìm kiếm một sự gần gũi hơn với Trung Quốc. Hai nước đã tiến hành tập trận chung mới và hải quân Thái Lan mới đây đã công bố kế hoạch mua tàu ngầm từ nước này.

Quyết định trục xuất người Uighur, một dân tộc thiểu số ở miền Tây Trung Quốc với các yếu tố ly khai, và ngăn thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông Joshua Wong nhập cảnh cũng đã chứng minh sự giúp đỡ của Bangkok cho Trung Quốc.

Đặc điểm chung của cả Thái Lan và Philippines là nỗi sợ hãi các cường quốc can thiệp sâu vào chính trị trong nước hoặc can thiệp vào các vấn đề an ninh nội bộ.

Tiêu điểm - Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á? (Hình 2).

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.

Với nhiều quốc gia đang phát triển, sự gia tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ có thể được hiểu là mục đích gây mất ổn định, bao gồm cả việc hậu thuẫn cho lực lượng đối lập.

Điều này xuất phát từ quan điểm về nhân quyền và các quy định luật pháp khác biệt giữa các quốc gia.

Chẳng hạn, quy định một người chỉ có tội chỉ khi có bằng chứng giống như ở Mỹ không phải được áp dụng hoàn toàn ở Thái Lan và Philippines. Tại đây, mọi mối đe dọa đều có thể bị loại bỏ nếu cảm nhận được sự nguy hiểm.

Điều này đã được thể hiện trong chiến dịch chống ma túy của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và hiện tại là chiến dịch của Duterte.

Sự phản đối của Mỹ bị cho là vô lý, từ đó dẫn đến việc Philippines và Thái Lan luôn có những phản ứng dữ dội với những lời chỉ trích về nhân quyền của họ.

Quan hệ với Mỹ cũng trở nên nóng bỏng về cả chính trị lẫn ngoại giao. Và kịch bản thường thấy là tuyên bố về việc tìm kiếm mối hướng đi thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga - những quốc gia không bao giờ quan tâm đến vấn đề nhân quyền.

Một sự chuyển đổi cơ cấu quyền lực quốc tế đang thay đổi rõ rệt ở Đông Nam Á. Trong đó cán cân Mỹ-Trung đã đổi trọng lượng.

Hợp tác với Mỹ cung cấp sự tiếp cận về khoa học công nghệ; huấn luyện, đào tạo quân sự, cũng như có một chiếc ô vững chắc về an ninh.

Tiêu điểm - Điều gì đang xảy ra với đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á? (Hình 3).

Tập trận Hổ Mang Vàng.

Tuy nhiên không quốc gia nào muốn trở thành quân bài trong cuộc chơi cho Mỹ-Trung. Philippines và Thái Lan không muốn thúc đẩy tham vọng bá chủ cho Trung Quốc cũng như không phải là cánh tay vươn dài cho Washington trong khu vực.

Để làm được điều này, các quốc gia thường khoanh vùng một cách rõ ràng trong các mối quan hệ song phương với Washington-Bắc Kinh.

Ví dụ như, bất chấp những lời lẽ chống Mỹ kịch liệt của Duterte, một bài tập không quân chung giữa hai nước vẫn diễn ra theo kế hoạch. Lời đe dọa hủy bỏ các cuộc tuần tra hàng hải Philippines-Mỹ chỉ áp dụng để tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chứ không phải các vùng biển chủ quyền.

Số lượng binh sĩ Mỹ bị yêu cầu rời khỏi Philippines cũng khá nhỏ. Và lời rào trước về việc mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc cũng đơn giản là việc tìm đến những lựa chọn khác biệt hơn.

Với trường hợp của Thái Lan, không có dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn dừng lại cuộc tập trận chung Hổ Mang Vàng lớn nhất khu vực. Trong khi một số cuộc diễn tập quân sự với Trung Quốc đang diễn ra có quy mô nhỏ hơn nhiều.

Đông Nam Á giờ đây đã tìm cho mình một lựa chọn khôn ngoan khi tách quan hệ kinh tế và an ninh chia đều cho Mỹ-Trung. Trong đó Bắc Kinh trở thành đối tác kinh tế chính, nhưng Washington mới là đối tác an ninh được ưu tiên.

Tiến sĩ Greg Raymond cho rằng Mỹ và những cường quốc khác cần phải nhận thức được tư tưởng khác biệt của các nước Đông Nam Á.

Sẽ không có chuyện Thái Lan hay Philippines sẽ hoàn toàn muốn chịu ơn Trung Quốc hoặc dành sự thiện cảm tuyệt đối với Mỹ.

Quốc Vinh

Bất ổn chính trị mới của Thái Lan sau khi Nhà vua băng hà

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:35
Sau khi Nhà vua băng hà, đất nước Thái Lan ngập trong sự tiếc nuối, đau đớn. Người dân lo ngại những bất ổn chính trị mới họ phải đối mặt trên nhiều lĩnh vực.

Trung Quốc và Nga có thể gặp rủi ro khi bán vũ khí cho Philippines?

Thứ 6, 14/10/2016 | 15:03
Vũ khí của Nga và Trung Quốc có thể bị Mỹ "xem trộm" công nghệ một khi được Philippines mua về.

Nga sẽ trở thành chìa khóa cân bằng ngoại giao của Duterte

Thứ 4, 19/10/2016 | 06:27
Giảm phụ thuộc vào Mỹ, gần gũi hơn với Trung Quốc, nhưng Nga sẽ là đối tác tạo nên sự cân bằng trong cán cân ngoại giao của ông Duterte.

Bất ổn chính trị mới của Thái Lan sau khi Nhà vua băng hà

Thứ 5, 20/10/2016 | 14:35
Sau khi Nhà vua băng hà, đất nước Thái Lan ngập trong sự tiếc nuối, đau đớn. Người dân lo ngại những bất ổn chính trị mới họ phải đối mặt trên nhiều lĩnh vực.

Trung Quốc và Nga có thể gặp rủi ro khi bán vũ khí cho Philippines?

Thứ 6, 14/10/2016 | 15:03
Vũ khí của Nga và Trung Quốc có thể bị Mỹ "xem trộm" công nghệ một khi được Philippines mua về.

Nga sẽ trở thành chìa khóa cân bằng ngoại giao của Duterte

Thứ 4, 19/10/2016 | 06:27
Giảm phụ thuộc vào Mỹ, gần gũi hơn với Trung Quốc, nhưng Nga sẽ là đối tác tạo nên sự cân bằng trong cán cân ngoại giao của ông Duterte.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.