Doanh nghiệp 'mùa' đảo nợ và những mánh khóe của 'cò chạy nợ'

Doanh nghiệp 'mùa' đảo nợ và những mánh khóe của 'cò chạy nợ'

Thứ 4, 27/11/2013 | 16:38
0
Cứ đến thời điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp trên cả nước lại cuống cuồng tìm nguồn tiền trả nợ ngân hàng - đáo hạn - với mong muốn tiếp tục được vay vốn. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên tín dụng vì lo mất việc cũng phải đốc thúc khách hàng trực tiếp của mình trả nợ bằng mọi cách.

Nỗi khiếp hãi có tên “danh sách đen”

Năm nào cũng vậy, cứ cách thời điểm Tết dương lịch khoảng 1-2 tháng, nhiều doanh nghiệp lại "vã mồ hôi" tất toán nợ ngân hàng. Tâm sự với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Tuân, giám đốc một công ty quà tặng cao cấp ở quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết: "Tôi có vay vốn của một ngân hàng cổ phần 1 tỷ đồng, lãi suất 12,5%/năm được hai năm nay. Chẳng hiểu vì sao, cách đây mấy tháng, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ các số máy lạ gọi đến tiếp thị cho "vay nóng" tiền để đảo nợ và có thể giúp tôi gia tăng số tiền và thời hạn cho vay tại tất cả các ngân hàng. Lúc đầu, tôi cũng không để ý lắm, nhưng sau này do áp lực trả nợ, tôi đành liên hệ với người tự xưng là "cò" chuyên "chạy" nợ ngân hàng để nhờ giúp đỡ".

Theo ông Tuân, sau khi trao đổi kỹ, ông mới biết, dịch vụ "chạy nợ" của "cò" rất nhanh gọn. "Khách hàng" chỉ cần thế chấp sổ hồng và bỏ ra 5% phí liên hệ, "chạy" vay nợ cho "cò" là mọi việc sẽ xong xuôi. Mặc dù biết mình đang bị "cò" làm tiền, nhưng không còn cách nào khác, ông đành cắn răng làm theo.

Nói chuyện với PV, ông Tuân kể lại: "Ngay từ cuộc gặp đầu tiên, anh ta giới thiệu là một nhân viên của ngân hàng cổ phần ở quận Hoàn Kiếm. Do nhiều mối quen biết và muốn làm thêm kiếm tiền cuối năm nên "cò" hứa chắc như đinh đóng cột sẽ có thể giúp khách hàng vay bất cứ ngân hàng nào ở Hà Nội. Sau biết nguyện vọng của tôi, cần số tiền trả nợ ngân hàng và chuyển đổi thời hạn vay dài hơn, “cò” tự tin khẳng định, giải quyết vấn đề đó chính là "chuyên môn" của anh ta. Tuy nhiên, càng muốn giải quyết nhanh thì chi phí tôi phải bỏ ra càng lớn.

Anh ta đưa cho tôi hai phương án. Thứ nhất là sẽ cùng một người khác cho tôi vay 1 tỷ đồng để thanh toán với ngân hàng và rút sổ đỏ thế chấp ra. Để được vay số tiền 1 tỷ đồng của "cò", tôi sẽ phải để lại cho anh ta 2%. Sau khi lấy được sổ đỏ rồi, "cò" sẽ môi giới cho tôi vay ở chính ngân hàng đó sau 3 ngày làm thủ tục hoặc một ngân hàng khác. Lúc này, khi vay được tiền, chi phí mà tôi sẽ phải đưa cho "cò" 4-5%".

Bất động sản - Doanh nghiệp 'mùa' đảo nợ và những mánh khóe của 'cò chạy nợ'

Cứ đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp lại cuống cuồng lo đảo nợ. (Ảnh minh họa).

Vị giám đốc này thắc mắc về mức phí 5% để được vay vốn lại, "cò" giải thích rằng, do phải hợp thức hoá các chứng từ chứng minh thu nhập, mục đích vay, hợp đồng công chứng, đăng ký tài sản đảm bảo... nên "cò" phải nhờ mối quan hệ "bôi trơn" hồ sơ vay.

Thấy ông Tuân nhăn mặt vì mức phí quá cao, "cò" dọa: "Tốt nhất là anh nên tìm cách thanh toán hết số tiền đã vay của ngân hàng đi. Nếu trễ hạn trả nợ khoảng 2 tháng thì ngân hàng đưa thông tin công ty anh lên trung tâm Thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước. Khi đó, người vay "chây nợ" sẽ bị cho vào "danh sách đen" của các ngân hàng.

Đã vào danh sách này thì cơ hội được vay tiếp bằng 0. Nếu có vay được thì chi phí "bôi trơn" sẽ gấp nhiều lần con số tôi vừa đưa ra. Có công ty chậm trả nợ bị ngân hàng đưa vào "danh sách đen", sau này, mặc dù đã tất toán hết nhưng cứ vác hồ sơ đi vay là bị tất cả các ngân hàng trả lại hồ sơ. Người ta nói rằng, một lần bất tín vạn sự bất tin mà. Thời điểm kinh tế khó khăn, công ty không có nội lực mà bị ngân hàng ngoảnh mặt thì chỉ có nước sập tiệm. Anh nên cân nhắc cho kỹ".

Một tay đưa tiền, một tay “cắt cổ”

Theo tìm hiểu của PV, các "cò" đảo nợ không chỉ "ăn" chi phí của các doanh nghiệp mà còn được nhận phần trăm cũng khá hậu từ các nhân viên tín dụng. Bởi vì, ở các ngân hàng thường khoán nhân viên tín dụng về doanh số cho vay/năm. Để tránh bị đánh giá là kém năng lực và giảm điểm thi đua, giảm thưởng, vào danh sách bị chờ thôi việc, các nhân viên phải cố gắng làm việc với càng nhiều khách hàng càng tốt.

Thậm chí, để cho đủ doanh số cho vay, họ chấp nhận mạo hiểm đến mức đi xác minh qua loa về chứng minh thu nhập, mục đích vay, đăng ký tài sản đảm bảo của khách hàng. Đến thời điểm đáo hạn, các doanh nghiệp làm ăn bết bát, không thanh toán được thì nhân viên tín dụng lại chịu muôn vàn áp lực từ phía ngân hàng. Chính vì thế, họ muốn các khách hàng phải tất toán số tiền vay bằng mọi giá. Nhiều khi, chính đội ngũ "cò" đảo nợ chính là "cứu cánh" cho cả nhân viên tín dụng và các doanh nghiệp.

Chị Nguyễn Đỗ Minh, nhân viên tín dụng của một ngân hàng cổ phần chi nhánh tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: "Kinh tế khó khăn, mặc dù nhiều khách hàng cũng muốn thanh toán, đáo nợ với ngân hàng đúng hạn nhưng thực sự, họ lực bất tòng tâm. Trong khi đó, các lãnh đạo ngân hàng mặc dù hiểu điều đó theo nghĩa đời sống, nhưng nguyên tắc công việc là cứ "gõ" vào đầu nhân viên tín dụng, người trực tiếp đi xác minh khách hàng. Nhiều khi chúng tôi còn phải xuống tận công ty, gặp khách hàng để từ dỗ ngọt đến dọa nạt, mong họ trả nợ.

Nhiều vụ, chúng tôi phải nhờ đến "cò" đảo nợ mới có thể thu hồi đúng hạn được số nợ đã cho vay. "Cò" biết các thủ tục của ngân hàng nên làm việc rất nhanh. Tuy nhiên, chi phí "cò" lấy như cắt cổ khách hàng. Nhiều khách hàng tâm sự với chúng tôi rằng, mặc dù rất xót ruột khi cắn răng bỏ ra cả trăm triệu đồng cho "cò" nhưng không còn cách nào khác". Chị Minh cũng cho biết thêm, đối với các nhân viên tín dụng như chị cũng bị "cò" làm tiền. Nhưng do quá hiểu nhau, nên số tiền mà "cò" đưa ra nhỏ hơn rất nhiều so với những khách hàng là chủ doanh nghiệp khi "qua tay" chúng.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong khẳng định: "Ở các nhà băng, việc người vay trả hết nợ cũ, sau đó được cho vay vốn với thời hạn dài hơn là bình thường. Tuy nhiên, việc này chỉ diễn ra khi lãi suất giảm, người vay đủ khả năng trả nợ mới được ngân hàng chấp nhận và phải trả cho nhà băng một khoản phí nhất định. Hiện nay, nhiều nhà băng đang giải ngân theo kiểu chạy theo mục tiêu lợi nhuận. Họ không thẩm định năng lực, doanh thu, phương án trả nợ của doanh nghiệp mà sẵn cho họ ứng tiền để trả nợ cũ rồi cho vay mới chỉ cần giữ sổ đỏ.

Đây là cách làm việc hết sức mạo hiểm và đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu. Bởi bên vay có thể sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ. Khi sự việc đã rồi, họ chỉ biết kiện nhau ra toà mà khả năng thu hồi lại nợ là 50-50”.

Vương Chân

Giải bài toán nợ “khủng” của các tập đoàn kinh tế

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Có ý kiến cho rằng, thà thuê một CEO giỏi lương triệu đô mà làm ra lợi nhuận cả nghìn tỷ còn hơn một người lương vài chục triệu mà gây thua lỗ, nợ nần.

Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Các ngân hàng sẽ là người đầu tiên hưởng lợi vì thoát khỏi “cục nợ” do mạo hiểm tham gia nắm giữ chứng khoán, bất động sản...

Đang giàu, bỗng nhiên 'ngập' trong nợ vì kinh doanh đa cấp

Thứ 4, 03/07/2013 | 13:46
Khoản thu nhập từ 30 triệu đồng đến cả trăm triệu đồng một tháng đúng là không tưởng đối với hầu hết người dân Việt Nam. Ấy thế mà theo lời quảng cáo của nhiều công ty kinh doanh đa cấp thì nó dễ như ăn kẹo, khiến không ít người tin rằng “làm giàu không hề khó”, để giờ "chết ngập" trong nợ nần, hoang mang.

Doanh nghiệp Nhà nước nợ ngân hàng hàng 415.000 tỷ đồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Theo những số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng với số tiền khủng lên tới 415.000 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng.

Nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước nhận lương tiền tỷ chưa bị lộ

Thứ 2, 18/11/2013 | 14:46
Sau sự kiện lãnh đạo bốn DN công ích ở TP.HCM có thu nhập tiền tỷ bị xử lý, lại đến lãnh đạo một TCT xây dựng có lương thưởng cả tỷ đồng khi DNKD khó khăn còn công nhân thì bị nợ lương,BHXH…

Ngành nào 'ăn' nhiều tiền hối lộ của doanh nghiệp nhất?

Thứ 7, 02/11/2013 | 19:01
Một khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã cho nhiều kết quả đáng lo.

Giải bài toán nợ “khủng” của các tập đoàn kinh tế

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Có ý kiến cho rằng, thà thuê một CEO giỏi lương triệu đô mà làm ra lợi nhuận cả nghìn tỷ còn hơn một người lương vài chục triệu mà gây thua lỗ, nợ nần.

Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Các ngân hàng sẽ là người đầu tiên hưởng lợi vì thoát khỏi “cục nợ” do mạo hiểm tham gia nắm giữ chứng khoán, bất động sản...

Đang giàu, bỗng nhiên 'ngập' trong nợ vì kinh doanh đa cấp

Thứ 4, 03/07/2013 | 13:46
Khoản thu nhập từ 30 triệu đồng đến cả trăm triệu đồng một tháng đúng là không tưởng đối với hầu hết người dân Việt Nam. Ấy thế mà theo lời quảng cáo của nhiều công ty kinh doanh đa cấp thì nó dễ như ăn kẹo, khiến không ít người tin rằng “làm giàu không hề khó”, để giờ "chết ngập" trong nợ nần, hoang mang.

Doanh nghiệp Nhà nước nợ ngân hàng hàng 415.000 tỷ đồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Theo những số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính cho thấy, các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng với số tiền khủng lên tới 415.000 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng.

Nhiều sếp doanh nghiệp nhà nước nhận lương tiền tỷ chưa bị lộ

Thứ 2, 18/11/2013 | 14:46
Sau sự kiện lãnh đạo bốn DN công ích ở TP.HCM có thu nhập tiền tỷ bị xử lý, lại đến lãnh đạo một TCT xây dựng có lương thưởng cả tỷ đồng khi DNKD khó khăn còn công nhân thì bị nợ lương,BHXH…

Ngành nào 'ăn' nhiều tiền hối lộ của doanh nghiệp nhất?

Thứ 7, 02/11/2013 | 19:01
Một khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã cho nhiều kết quả đáng lo.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.