Ngại phạt, 'Tây' được

Ngại phạt, 'Tây' được "ưu tiên' không cần đội mũ bảo hiểm?

Thứ 4, 21/08/2013 | 14:34
0
Hiện nay, không hiếm cảnh những người nước ngoài tham gia giao thông ở Việt Nam, "cưỡi" trên những chiếc mô tô thuê, "phóng" trên đường quốc lộ với cái đầu trần mà hầu như không bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt. Nhiều người dân đặt ra câu hỏi, tại sao lại có chuyện "thiên vị" với người nước ngoài đến vậy?

Phạm lỗi không bị phạt hay không thể phạt?

Người bạn tên Trung đi du học ở Sigapore, tôi gặp anh  trong mấy ngày nghỉ phép về nước, thấy anh hết lời khen môi trường sống và ý thức của người dân nước bạn. Đặc biệt, bất kỳ người nước ngoài khi đi du lịch, sang chữa bệnh hay du học ở nước họ đều phải tuân thủ luật pháp nước sở tại, tôi thấy buồn nhưng không lạ.

Người nào xả rác bừa bãi ra đường sẽ bị phạt nặng, có thể là phạt tiền hoặc phạt đánh bằng roi thậm chí đi lao động công ích… Ngày đầu mới sang, do chưa biết quy định, Trung "quen tay"  vứt rác ra công viên. Ngay lập tức, có người đến nhặt rác mà Trung vừa vứt và nhắc nhở nhẹ nhàng, đồng thời cho biết, nếu lần sau tái phạm sẽ bị phạt tiền. Có lẽ một phần với sự trợ giúp của pháp luật mà đất nước này nổi tiếng với một môi trường trong lành… Bên cạnh đó, người nước ngoài vi phạm luật khi tham gia giao thông ở Singapore cũng bị xử phạt theo khung hình phạt như người dân nước họ, không có chuyện "ưu tiên", "làm ngơ" cho khách du lịch vi phạm.

Khi về nước, Trung thấy vô cùng ngạc nhiên khi người dân cả nước ta đều chấp hành quy định "đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông" thì những người nước ngoài "hồn nhiên" "phóng" xe máy trên phố, trên đường giao thông mà không đội mũ bảo hiểm. "Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh này. Thậm chí, họ không đội mũ, đỗ ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, ngay trước mặt các đồng chí cảnh sát giao thông. Điều lạ là công an chỉ mải miết xử lý những người Việt vi phạm giao thông còn người nước ngoài phạm luật kia thì không bị phạt, thậm chí nhắc nhở cũng không. Tôi không hiểu vì sao người nước ngoài lại được "ưu tiên" đến vậy?", Trung chia sẻ.

Xã hội - Ngại phạt, 'Tây' được 'ưu tiên' không cần đội mũ bảo hiểm?

Người nước ngoài tham gia giao thông vi phạm luật ở Việt Nam

Những thắc mắc ấy không vô căn cứ, bởi hiện nay có thể thấy, không hiếm cảnh những người nước ngoài vào du lịch ở Việt Nam "cưỡi" trên những chiếc mô tô đi thuê, phóng trên đường với cái đầu trần. Chị Nguyễn Thu An (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Cùng là người không đội mũ bảo hiểm mà người bị phạt người không thì sẽ nảy sinh tâm lý bất bình. Chúng ta lại có cái nhìn "thoáng" hơn với những người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống hoặc du lịch vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt là không tôn trọng pháp luật của chính nước mình. Ai cũng biết, chúng ta là dân tộc hiếu khách nhưng chỉ nên hiếu với những người tôn trọng pháp luật của nước ta, còn những người không tôn trọng thì phải phạt để yêu cầu họ tôn trọng và tuân thủ luật pháp của nước ta".

Ngại phạt vì thủ tục rườm rà?

Không vì “lười”, “ngại” mà không xử lý nghiêm

Cũng theo luật sư Nguyễn Duy Hùng, dù xử lý người nước ngoài phức tạp hơn người Việt nhưng cũng không phải vì thế mà lực lượng CSGT "lười", "ngại". Chúng ta cần phải xử nghiêm với những người coi thường pháp luật, dù người đó là người Việt hay người nước ngoài. Chúng ta chỉ cần kiên trì thực hiện một thời gian thì những người nước ngoài khác đến nước ta cũng phải tuân thủ.

Trao đổi vấn đề này với một cảnh sát giao thông (xin được ẩn tên), chiến sỹ này cho hay: Thực ra không hề có chỉ đạo về việc "ưu tiên" với người nước ngoài vi phạm khi tham gia giao thông ở nước ta. Cũng đã từng có rất nhiều người nước ngoài bị phạt. Tuy nhiên nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) có tâm lý ngại phạt người nước ngoài, bởi nhiều lý do. Thứ nhất theo quy định, xử lý người nước ngoài vi phạm luật phải thuộc đơn vị cấp phòng trong khi đó những người tiếp xúc trực tiếp với họ lại là lực lượng cơ sở. Vì thế khi phát hiện người nước ngoài vi phạm luật khi tham gia giao thông thì phải giữ họ lại rồi mời người phiên dịch và phải thông báo cho phòng xuống làm việc… Qua nhiều khâu và thủ tục, mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó vào giờ cao điểm, ùn tắc mà lực lượng CSGT lại xử lý vi phạm như vậy thì gây phản cảm nên nhiều chiến sỹ ngại và không phạt người nước ngoài.

Bên cạnh đó khả năng ngoại ngữ của các chiến sỹ lại không đồng đều, không phải ai cũng có ngoại ngữ tốt. Hoặc cũng có trường hợp các chiến sỹ CSGT nói với họ bằng tiếng Anh, họ cố tình không hiểu. Có nhiều người nước ngoài ở Việt Nam lâu, hiểu được tiếng Việt nhưng khi giao tiếp với công an họ cũng vờ như không hiểu gì.

Chiến sỹ CSGT trẻ này cũng chia sẻ, anh cũng từng nhiều lần rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi xử lý người nước ngoài vi phạm giao thông. Có  lần anh thấy người ngoại quốc không đội mũ bảo hiểm và lấn làn đường. Là người nước ngoài nhưng anh này trông không "Tây", không có tóc vàng mắt xanh mũi lõ mà hao hao giống người Việt. Anh mời người này lên vỉa hè rồi yêu cầu họ xuất trình giấy tờ liên quan. Người này chân tay múa may loạn xạ.

Biết là người nước ngoài, chiến sỹ CSGT giải thích bằng tiếng Anh cho họ hiểu, thế nhưng người nước ngoài vẫn tỏ ra không hiểu. Anh đành phải dùng cả tiếng Anh lẫn ngôn ngữ của cơ thể để giải thích phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe mô tô. Sau khi giải thích cho người nước ngoài này hiểu, anh thả xe cho họ đi. Ngay khi vừa thả xe, anh nhận được hàng chục đôi mắt tức giận của người đi đường.

Thấy cảnh ấy, một số người dân dùng những lời lẽ miệt thị, nghi ngờ anh nhận tiền mãi lộ. Chiến sỹ này tâm sự: "Tôi thả người nước ngoài có đặc điểm nhân học khác hẳn người Việt (như da trắng, tóc vàng…) thì không bị nhân dân phản ứng dữ dội, nhưng với những người nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… có đặc điểm hao hao giống người Việt thì bị phản ứng dữ dội lắm. Thậm chí có người còn dừng xe lại hỏi: "Tại sao người kia sai mà anh không phạt họ?".

Còn trên góc độ pháp lý, theo luật sư Nguyễn Duy Hùng (đoàn Luật sư Hà Nội) thì: "Người nước ngoài phạm luật Việt Nam trên đất Việt Nam thì cơ quan chức năng Việt Nam có quyền giải quyết. Người nước ngoài không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật nước ta, thực chất là phải xử lý như với công dân nước ta. Ở những nước bạn như: Singapore, Pháp, Ý… khách nước ngoài đến phải tuân thủ quy định nước họ, nếu vi phạm từ chuyện nhỏ nhặt thì cảnh sát đều làm việc cả".

Luật sư Hùng cũng cho rằng, lí do mà CSGT đưa ra là bất đồng ngôn ngữ cũng là một điểm, tuy nhiên nó không phải là mấu chốt của vấn đề. Bởi lẽ nếu do nguyên nhân là bất đồng ngôn ngữ thì lực lượng cảnh sát giao thông có thể giữ họ lại và gọi phiên dịch đến. Chính vì việc ngại thủ tục và việc cảnh sát có quyền xử hay không xử nên họ thường bỏ qua. Hơn nữa, ở ta, việc vi phạm những lỗi như vậy nhiều quá cho nên lực lượng CSGT không kham nổi, họ "ngó lơ" cho những người nước ngoài dẫn đến không xử nghiêm. Điều này khiến cho người nước ngoài coi thường luật ở Việt Nam.

Thành Huế

Hoa hậu Việt dạy con theo 'kiểu Tây'

Thứ 3, 20/08/2013 | 09:38
Bí quyết nuôi dạy con tốt của các hoa hậu Việt đó là dạy con tự lập từ nhỏ, để đến giờ ăn là bé ngồi vào bàn, đến giờ đi ngủ là phải lên giường.

Bão chồng bão, người trồng hoa Tây Tựu long đong

Thứ 6, 16/08/2013 | 15:31
Với gần 120 ha hoa bị úng ngập, ước tính sơ bộ sau vụ lũ vừa qua, người trồng hoa Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) thiệt hại khoảng 21 tỷ đồng và để khôi phục lại như cũ cần phải tốn thêm nhiều tiền của, công sức hơn.

Xuất hiện MBH cho người… cưỡi ngựa, đi bộ

Thứ 4, 24/04/2013 | 11:59
Vừa qua, cơ quan chức năng mạnh tay dẹp MBH (mũ bảo hiểm) kém chất lượng và có chủ trương trợ giá đổi MBH cho người dân. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lại cho ra đời loại MBH dành cho người đi bộ và cưỡi ngựa khiến cơ quan chức năng khó xử lý.

Không đội MBH, lao xe vào cảnh sát trên cao tốc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Đã vi phạm luật giao thông đường bộ, đi vào đường cấm, không đội mũ bảo hiểm lại còn chạy với tốc độ rất nhanh, không chấp hành hiệu lệnh và đâm vào cảnh sát.

CSGT Hà Nội lần đầu đội mũ, tai nghe điện thoại mới

Thứ 3, 23/07/2013 | 10:29
Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa được trang bị mũ bảo hiểm mùa hè mới với nhiều tính năng thay thế mũ bảo hiểm cũ.

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự CSGT bắn người?

Thứ 6, 19/07/2013 | 20:16
"CSGT nổ súng bắn người vi phạm giao thông là sai và đặc biệt nguy hiểm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ”.