Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt

Thứ 4, 13/03/2024 | 15:18
0
Ở bên kia chiến tuyến, Moscow cũng áp đặt những hạn chế ngày càng khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga.

Nhà Trắng đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn làm ăn với Nga khi xung đột quân sự ở Ukraine đã bước sang năm thứ 3. 

Gần đây, một lần nữa, Raiffeisen Bank International (RBI) – ngân hàng và nhà cho vay dựa trên tài sản lớn thứ hai của Áo trên khắp Trung và Đông Âu, và là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại “xứ sở Bạch dương” – lại bị Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo.

Raiffeisenbank, công ty con của RBI tại Nga, cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở nước này kể từ khi Moscow đưa quân vào Ukraine 2 năm trước, và đang làm tất cả những gì có thể để tìm lối thoát, nhưng chiến lược rút lui mà họ lựa chọn chứa đầy rủi ro.

Đối tượng bị cảnh báo

Trước xung đột, Raiffeisenbank là một trong những ngân hàng quan trọng nhất có trụ sở tại EU hoạt động tại thị trường Nga.

Bối cảnh đã thay đổi đáng kể, được đánh dấu bằng sự bùng nổ xung đột ở Ukraine và việc Mỹ, EU và Anh tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Các biện pháp trừng phạt này đã tạo thêm nhiều lớp phức tạp cho hoạt động kinh doanh ở Nga của ngân hàng Áo.

Kể từ khi xung đột bùng phát, Raiffeisenbank cho biết họ đã giảm đáng kể các hoạt động ở Nga, ví dụ như ngừng nhận các hoạt động kinh doanh mới, giảm hơn một nửa các khoản cho vay và ngừng các hoạt động ngân hàng đại lý, thu hẹp đáng kể vòng tròn đối tác làm ăn ở đó. Thu nhập hoa hồng – các khoản phí mà ngân hàng tạo ra thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày – đã giảm 43% vào năm ngoái.

Cựu Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg, người hiện đang giữ chức Ngoại trưởng của quốc gia vùng Alps, đã công khai bảo vệ ngân hàng này, cho rằng Raiffeisenbank không nên bị giám sát quá mức, vì ngân hàng này hoạt động tương tự như nhiều công ty phương Tây vẫn hợp tác kinh doanh với Nga.

Ông Schallenberg lập luận rằng Raiffeisenbank, có mặt tại Nga từ năm 1996, đóng một vai trò nhất định trong việc tài trợ các hoạt động ở nước này cho các quốc gia và công ty phương Tây.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt

Raiffeisenbank là ngân hàng phương Tây lớn nhất vẫn hoạt động tại Nga sau hơn 2 năm kể từ khi xung đột quân sự ở Ukraine bùng phát. Ảnh: Getty Images

Là một trong số ít các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt của phương Tây, Raiffeisenbank có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối ở Nga mà không bị hạn chế. Dữ liệu chính thức cho thấy ngân hàng này chịu trách nhiệm một phần đáng kể trong tất cả các khoản thanh toán giữa Nga và phần còn lại của thế giới.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã yêu cầu RBI làm rõ hoạt động thanh toán và các quy trình liên quan liên quan đến công ty con ở Nga.

Hồi tháng 3 năm  ngoái, RBI công bố ý định thoái vốn Raiffeisenbank hoặc tách hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, nhiều tháng tìm kiếm người mua không có kết quả, buộc RBI phải lựa chọn ngừng hoạt động tại Nga để tránh bị buộc ngừng hoạt động hoàn toàn.

Có thông tin cho biết RBI đang xem xét chuyển giao hoạt động kinh doanh cho các cổ đông để duy trì mối quan hệ tài chính giữa Vienna và Moscow, đồng thời bảo vệ danh tiếng của tập đoàn trong bối cảnh xung đột. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu thực thể mới có hoàn toàn độc lập với RBI hay không – yếu tố then chốt quyết định liệu có nên đặt ngân hàng này dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Áo hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay không.

Lối thoát đầy rủi ro

Nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng cuối cùng còn lại của châu Âu vẫn đang làm ăn với Nga, Nhà Trắng đã phái quan chức chuyên trách tới Vienna để làm việc với các quan chức Áo và đại diện của RBI.

Tại cuộc gặp hôm 8/3 tại Vienna, bà Anna Morris, Phó trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về các vấn đề toàn cầu, đã giải thích nguy cơ ngân hàng này bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ nếu họ không giữ khoảng cách rõ ràng hơn với Nga. Thông tin chi tiết về cuộc gặp chưa được công bố ngay lập tức, trong khi RBI cũng như Bộ Tài chính Mỹ đều từ chối bình luận.

Mỹ vẫn đang tận dụng sự thống trị của mình trong hệ thống tài chính quốc tế để phát huy đòn bẩy chính trị bên ngoài biên giới đất nước. Đối với bất kỳ ngân hàng phương Tây nào, việc bị loại khỏi hệ thống đồng USD chắc chắn sẽ là một “thảm họa”.

Ở bên kia chiến tuyến, những hạn chế ngày càng khắt khe của Moscow đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga có nghĩa là cho đến nay tất cả thu nhập của RBI đều bị kẹt lại ở nước này chứ không thể chuyển về Áo.

Giữa “hai làn đạn”, ngân hàng Áo đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình. Họ khẳng định bản thân có rất ít lựa chọn khả thi để làm điều đó mà không gây tổn hại không cần thiết cho các cổ đông của mình.

Thế giới - Ngân hàng châu Âu kẹt giữa “hai làn đạn” trong cuộc chiến trừng phạt (Hình 2).

Kẹt giữa “hai làn đạn”, Raiffeisenbank đang phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thu hẹp quy mô hoạt động của mình ở Nga. Ảnh: Sputnik

Chiến lược rút lui mà họ lựa chọn cũng chứa đầy rủi ro. Hồi tháng 12 năm ngoái, RBI cho biết họ đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi tài sản phức tạp với nhà tài phiệt Nga Oleg Deripaska, người vốn nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và EU.

Theo thỏa thuận, RBI dự định hoán đổi cổ phần của mình trong hoạt động ở Nga lấy 27,8% cổ phần trong Strabag SE, một tập đoàn xây dựng có trụ sở tại Áo tập trung vào thị trường Trung và Đông Âu.

Cơ chế chính xác của vụ hoán đổi trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng RBI tính toán rằng chi nhánh ở Nga của tập đoàn sẽ chuyển nhượng cổ phần dưới dạng cổ tức bằng hiện vật cho công ty mẹ ở Áo. Họ sẽ thu được khoảng 1,5 tỷ Euro từ các hoạt động ở Nga nếu thỏa thuận diễn ra theo đúng kế hoạch.

Vấn đề là cổ phần ở Strabag cho đến gần đây vẫn thuộc sở hữu của ông trùm kim loại Deripaska. Ông Deripaska sở hữu cổ phần thông qua một công ty mẹ có tên Rasperia; cùng ngày Strabag công bố dự định hoán đổi cổ phần, họ cũng thông báo rằng Rasperia đã được tiếp quản bởi một công ty mẹ khác đăng ký ở Moscow, là AO Iliadis.

Nhìn bề ngoài, sự thay đổi quyền sở hữu đó đã loại bỏ trở ngại cho việc hoán đổi. Nhưng Iliadis chỉ mới được thành lập cách đây 7 tháng và người hưởng lợi cuối cùng của nó vẫn chưa rõ ràng. Do đó, việc hoán đổi – dự kiến hoàn thành vào cuối tháng này – vẫn đang chờ xử lý.

“RBI sẽ chỉ thực hiện thương vụ Strabag khi chắc chắn rằng những người đứng sau Iliadis không bị trừng phạt”, một phát ngôn viên của ngân hàng Áo nói với Politico EU hôm 8/3. “Để đạt được mục tiêu này, họ đang tiến hành một quy trình tuân thủ toàn diện”.

Minh Đức (Theo Politico EU, Financial Times, Leasing Life)

Đòn đáp trả của Nga liên quan tài sản bị đóng băng do xung đột Ukraine

Thứ 3, 12/03/2024 | 14:10
Động thái của Điện Kremlin diễn ra trong bối cảnh phương Tây đang tìm cách sử dụng số tài sản của Nga bị đóng băng ở nước ngoài.

Sau “đòn đánh” của Mỹ, cổ đông nước ngoài rời bỏ dự án LNG của Nga

Thứ 2, 25/12/2023 | 16:28
Lý do cho động thái rời bỏ Artic LNG 2 chưa được tiết lộ, nhưng nó có thể phản ánh các yếu tố địa chính trị hoặc kinh tế rộng hơn so với ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế

Quốc gia thành viên EU không dễ thoát “nghiện” khí đốt Nga

Thứ 3, 01/08/2023 | 16:50
Tuy nhiên, Áo – quốc gia trung lập thuộc Liên minh châu Âu (EU) – vẫn cam kết chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga vào năm 2027.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.