Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD

Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD

Thứ 4, 29/09/2021 | 10:13
0
Một số công ty năng lượng đã sử dụng một quy trình pháp lý cho phép các thực thể thương mại kiện các chính phủ theo luật pháp quốc tế, Sky News đưa tin.

Các công ty nhiên liệu hóa thạch đang sử dụng các hiệp ước cho phép họ kiện các chính phủ trên thế giới để yêu cầu hơn 18 tỷ USD như "khoản bồi thường" cho việc mất lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai, theo một bản tóm tắt của Global Justice Now, một tổ chức có trụ sở tại Vương quốc Anh vận động về các vấn đề công lý toàn cầu và phát triển ở Nam Bán cầu.

Các công ty này cho rằng các chương trình, quyết định của chính phủ các nước nhằm ứng phó biến đổi khí hậu đang đe dọa lợi nhuận của họ.

Phần lớn các vụ việc được đưa ra theo Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) và đang được lưu trữ tại Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID), thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG).

Khoản bồi thường khổng lồ

Theo Global Justice Now, các công ty đang tiến hành các vụ kiện, bao gồm TC Energy (Canada), RWE và Uniper (Đức), và Rockhopper và Ascent Resources (Anh).

Số tiền tổng cộng 18 tỷ USD mà các công ty trên yêu cầu là gần bằng 1/4 toàn bộ nguồn tài chính khí hậu do các quốc gia phát triển cung cấp cho các quốc gia đang phát triển, theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD).

Khoản bồi thường khổng lồ này là gần bằng tổng giá trị các khoản tài trợ khí hậu ròng hàng năm mà các nước phát triển cam kết dành cho các nước đang phát triển (19-22 tỷ USD), theo ước tính của Oxfam.

Tiêu điểm thế giới - Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD

Công nhân đang vận hành máy móc dùng cho quy trình thủy lực cắt phá, để chiết xuất dầu và khí đốt bằng cách tách đá phiến sét, ở bang Oklahoma, miền Nam nước Mỹ, tháng 1/2016. Ảnh: NBC News

Năm công ty này đang kiện các chính phủ trên thế giới thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), một hệ thống các tòa doanh nghiệp hoạt động bên ngoài hệ thống luật pháp của một quốc gia vì nó được xây dựng trong các giao dịch thương mại và đầu tư.

Cụ thể, Rockhopper hiện đang kiện Chính phủ Ý với số tiền 325 triệu USD (234,8 triệu bảng Anh) trong một vụ tranh chấp liên quan đến lệnh cấm khoan dầu ngoài khơi gần với đường bờ biển.

Ascent đang yêu cầu khoản bồi thường 118 triệu USD (163,3 triệu bảng Anh) từ Chính phủ Slovenia sau khi nước này thông qua luật yêu cầu đánh giá môi trường đối với thủy lực cắt phá (fracking).

TC Energy có trụ sở tại Canada, công ty đứng đằng sau dự án đường ống Keystone XL gây tranh cãi, đang kiện Chính phủ Mỹ với số tiền 15 tỷ USD (10,9 tỷ bảng Anh) sau khi Chính quyền Tổng thống Biden hủy bỏ dự án, với lý do chống biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, các công ty Đức RWE và Uniper đang kiện Chính phủ Hà Lan với số tiền 1,6 tỷ USD (1,16 tỷ bảng Anh) và 1,06 tỷ USD (768 triệu bảng Anh) sau động thái của Chính phủ Hà Lan nhằm loại bỏ dần than và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2030.

RWE, Uniper, Rockhopper và Ascent Resources theo đuổi các vụ kiện dựa trên Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT), một thỏa thuận đầu tư năng lượng bao gồm ISDS, mà Vương quốc Anh và EU đã ký kết. Vụ kiện của TC Energy chống lại Chính phủ Mỹ là theo Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

ECT được thành lập sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và được thiết kế để cung cấp một khuôn khổ pháp lý ổn định, minh bạch nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài khi các thị trường năng lượng mở cửa.

Còn NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico, ký kết cuối năm 1993, hiệu lực từ 1/1/1994. Hiệp định này giúp cho 3 nước thành viên có khả năng cạnh tranh kinh tế trên thị trường thế giới với các khối như EU, AFTA.

Tiêu điểm thế giới - Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD (Hình 2).

Các nhà lãnh đạo khí hậu toàn cầu tham dự COP25 ở Madrid, Tây Ban Nha năm 2019. Ảnh: Climate Scorecard

“Các công ty nhiên liệu hóa thạch nên trả tiền để khắc phục cuộc khủng hoảng khí hậu mà họ gây ra, nhưng thay vào đó, giờ họ lại muốn được bồi thường”, nhà vận động thương mại của Global Justice Now, Jean Blaylock, nói với Sky News.

"Họ đang kiện những chính phủ đã thực hiện hành động khí hậu thông qua các tòa trọng tài doanh nghiệp, làm tăng ồ ạt chi phí hành động khí hậu".

"Các tòa án này được xây dựng từ các giao dịch thương mại, hoạt động bên ngoài và thay thế các tòa án và hệ thống pháp luật trong nước”, Blaylock cho biết thêm.

“Điều đó có nghĩa là khi một quốc gia thông qua một đạo luật nào đó nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch có thể phải đối mặt với khoản phạt hàng tỷ USD, mặc dù hành động của quốc gia đó hoàn toàn hợp pháp”.

"Những vụ thế này chỉ trở nên phổ biến hơn khi các chính phủ cam kết hành động vì khí hậu. Các nhà lãnh đạo thế giới cuối cùng có thể nhận ra mối đe dọa của cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh thái, nhưng các công ty nhiên liệu hóa thạch lại đang tìm cách đòi tiền từ các chính phủ thông qua các tòa trọng tài doanh nghiệp”.

"Khi các nhà lãnh đạo thế giới tụ họp ở Glasgow, Scotland (nơi tổ chức COP26), họ sẽ đưa ra những lời hứa cao cả về hành động vì khí hậu, nhưng tất cả sẽ vô ích nếu các công ty nhiên liệu hóa thạch có thể kiện các chính phủ và làm tê liệt các chính sách khí hậu".

Global Justice Now cho biết, Vương quốc Anh là trung tâm của hệ thống trọng tài quốc tế và tất cả, trừ hai trong số 30 công ty luật hàng đầu, tham gia vào ngành công nghiệp sinh lợi này đều có văn phòng tại London.

Các công ty nói gì?

"Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) được thiết kế để cung cấp một nền tảng ổn định cho các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Chính phủ Ý đã cấp giấy phép và khuyến khích đầu tư đáng kể vào khai thác dầu khí, dựa trên nền tảng này,” người phát ngôn của Rockhopper nói với Sky News.

"Rõ ràng là không công bằng khi thay đổi các quy tắc giữa chừng. Điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi quy tắc do Chính phủ Ý thực hiện không liên quan đến biến đổi khí hậu, và Ý tiếp tục sản xuất một lượng đáng kể dầu và khí đốt trong vòng 12 dặm kể từ bờ biển".

Tiêu điểm thế giới - Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD (Hình 3).

Công ty năng lượng Hà Lan Vattenfall đã đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng của mình ở Amsterdam, cuối năm 2019, trong nỗ lực hướng tới cuộc sống không hóa thạch trong vòng một thế hệ. Ảnh: Vattenfall website

"RWE không kiện Chính phủ Hà Lan vì đã quyết định loại bỏ than đá. Chúng tôi tuyệt đối ủng hộ việc chuyển đổi năng lượng ở Hà Lan và các biện pháp liên quan để giảm lượng phát thải carbon”, người phát ngôn của công ty Đức RWE cho biết.

"Nhưng luật pháp Hà Lan không quy định về hậu quả mà các công ty bị ảnh hưởng phải chịu".

"Do đó, RWE đã đệ đơn yêu cầu phân xử chống lại Hà Lan tại Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) ở Washington trong khuôn khổ Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT)".

"Bộ Y tế Slovenia, Bộ Cơ sở Hạ tầng, Viện Bảo tồn Thiên nhiên Slovenia, Viện Lâm nghiệp Slovenia, Văn phòng Hóa chất Slovenia và Viện Bảo tồn Slovenia, tất cả đều kết luận rằng không cần bản đánh giá tác động môi trường (EIA)”, người phát ngôn của Ascent Resources nói với Sky News.

"Quyết định của Cơ quan Môi trường Slovenia, do đó, không dựa trên khuyến nghị của các chuyên gia của chính Slovenia và hơn nữa, nó mâu thuẫn với ý kiến mà họ đưa ra”.

“Chính phủ Hà Lan đã công bố ý định đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cuối cùng vào năm 2030 mà không có tiền bồi thường”, người phát ngôn của Uniper cho biết.

"Uniper tin rằng việc đóng cửa nhà máy điện của chúng tôi ở Maasvlakte chỉ sau 15 năm hoạt động sẽ là trái pháp luật nếu không đưa ra khoản bồi thường thỏa đáng”.

"Luật pháp quốc tế cung cấp một tiêu chuẩn khác về bảo vệ đầu tư mở cho các nhà đầu tư từ các quốc gia khác tại các tòa án quốc tế. Tòa án quốc tế được bổ nhiệm bởi cả hai bên, tức là nhà nước Hà Lan và Uniper”.

"Chúng tôi tin rằng một tòa án quốc tế như vậy sẽ đưa ra những ý kiến khách quan".

Còn TC Energy cho biết, họ không bình luận thêm về vấn đề pháp lý.

Minh Đức

EU cam kết thêm 4 tỷ euro ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 4, 15/09/2021 | 19:00
Liên minh châu Âu hôm 15/9 đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính để giúp các nước nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi Mỹ làm nhiều hơn nữa.

Tương lai nào cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch?

Thứ 6, 03/09/2021 | 07:30
Nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế xanh khi các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch sẽ dần dần không được chấp nhận nữa.

Big Oil hướng tới phát triển các DN năng lượng tái tạo ngay "sân nhà"

Thứ 6, 27/08/2021 | 08:27
Trong khi Big Oil tập trung đầu tư cho năng lượng tái tạo tại thị trường trong nước, thì các nước đang phát triển gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn tài chính.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.