Ông Putin và trùm Wagner lần đầu lên tiếng sau cuộc binh biến

Ông Putin và trùm Wagner lần đầu lên tiếng sau cuộc binh biến

Thứ 3, 27/06/2023 | 07:42
0
Sau bài phát biểu, truyền hình nhà nước Nga chiếu cảnh ông Putin họp với các quan chức an ninh hàng đầu của mình về cuộc binh biến của nhóm Wagner.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bài phát biểu trước toàn dân hôm 26/6, cho biết rằng ông đã ra lệnh tránh đổ máu trong cuộc nổi dậy vũ trang vào cuối tuần qua và đề nghị các chiến binh Wagner gia nhập quân đội hoặc rời khỏi đất nước sau cuộc binh biến của họ.

“Ngay từ khi bắt đầu các sự kiện, theo lệnh của tôi, các bước đã được thực hiện để tránh đổ máu quy mô lớn”, ông Putin nói và cảm ơn người Nga vì “sự bền bỉ, đoàn kết và lòng yêu nước” của họ.

Ông Putin cho rằng phương Tây và Ukraine muốn thấy cảnh binh lính Nga bắn giết lẫn nhau. Ông nói: “Kẻ thù của Nga muốn thấy cảnh huynh đệ tương tàn… Họ muốn những người lính Nga bắn giết lẫn nhau”.

Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo rằng những nỗ lực gieo rắc tình trạng bất ổn ở đất nước ông sẽ thất bại. Ông nói với người Nga: “Tình đoàn kết nhân dân cho thấy rằng bất kỳ hành vi tống tiền nào, bất kỳ nỗ lực nào nhằm tổ chức các cuộc nổi loạn nội bộ đều sẽ thất bại”.

Trong bài phát biểu dài 5 phút trước toàn dân, ông Putin không nhắc tên ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin – người khởi xướng cuộc binh biến mà nhà lãnh đạo Nga gọi là “phản quốc”, nhưng đã đưa ra lựa chọn cho những người lính của Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner tham gia vào cuộc nổi dậy vũ trang thất bại.

Thế giới - Ông Putin và trùm Wagner lần đầu lên tiếng sau cuộc binh biến

Tổng thống Nga Putin phát biểu trước toàn quốc, ngày 26/6/2023. Ảnh: Sputnik

Theo đó, họ có thể ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga hoặc các cơ quan an ninh khác, trở về nhà hoặc chuyển đến nước láng giềng Belarus.

“Phần lớn các chiến binh và chỉ huy của nhóm Wagner cũng là những người Nga yêu nước, cống hiến cho người dân và đất nước của họ. Họ đã chứng minh điều này bằng lòng dũng cảm trên chiến trường”, ông Putin nói.

“Lời hứa mà tôi đưa ra sẽ được thực hiện. Tôi nhắc lại: sự lựa chọn là của các bạn nhưng tôi chắc chắn rằng đó sẽ là sự lựa chọn của những người lính Nga đã nhận ra sai lầm bi thảm của mình”.

Cuộc binh biến kéo dài 36 giờ ở Nga cuối tuần qua đã kết thúc bằng một thỏa thuận do Belarus làm trung gian khi các chiến binh Wagner được cho là đang trên đường tiến về thủ đô Moscow. Điện Kremlin cho biết ông trùm Wagner Prigozhin đã đồng ý sống lưu vong ở Belarus.

Sau bài phát biểu hôm 26/6, truyền hình nhà nước Nga chiếu cảnh ông Putin họp với các quan chức an ninh hàng đầu của mình về cuộc binh biến.

Cuộc họp bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, mục tiêu chính của các chiến binh Wagner nổi dậy. Đây là lần thứ hai ông Shoigu xuất hiện trước công chúng kể từ sau cuộc nổi loạn của Wagner. Trước đó, đầu ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đến thăm các quân nhân đang tham gia chiến dịch ở Ukraine.

Thế giới - Ông Putin và trùm Wagner lần đầu lên tiếng sau cuộc binh biến (Hình 2).

Hình ảnh ông chủ Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner khi rời khỏi thành phố Rostov-on-Don, ngày 24/6/2023. Ảnh: NY Post

Về phần mình, ông Prigozhin – trung tâm của cuộc nổi loạn – cuối cùng đã lên tiếng sau 2 ngày “bặt vô âm tín”. Trong một tin nhắn thoại dài 11 đăng trên kênh Telegram của mình hôm 26/6, ông Prigozhin cho rằng chính phủ Nga đang cố gắng giải thể Wagner trước ngày 1/7.

“Chúng tôi đến để biểu tình phản đối chứ không phải để lật đổ chính phủ”, ông trùm Wagner nói về cuộc hành quân về Moscow của nhóm mình.

Ông Prigozhin cũng tiếp tục chỉ trích gay gắt các nhà lãnh đạo quân sự Nga về cách họ xử lý chiến dịch ở Ukraine và cáo buộc họ một lần nữa tấn công các chiến binh của ông khi họ chuẩn bị hạ vũ khí.

Ông nói: “Mục đích của chiến dịch là ngăn chặn việc hủy hoại Wagner và đưa ra trước công lý những người, do hành động thiếu chuyên nghiệp của họ, đã phạm vô số sai lầm trong quá trình này”.

Minh Đức (Theo Malay Mail, RT, TASS, NY Times)

Sau binh biến, ông Putin “không thấy bóng dáng”, trùm Wagner im lặng

Thứ 2, 26/06/2023 | 17:19
Nga bắt đầu nỗ lực khôi phục bình yên sau cuộc nổi loạn của Wagner vào sáng 26/6 với việc Bộ trưởng Quốc phòng đến thăm các quân nhân Nga trên tiền tuyến ở Ukraine.

Tổng thống Serbia: Có thể có yếu tố nước ngoài trong vụ Wagner ở Nga

Thứ 2, 26/06/2023 | 10:41
Tổng thống Serbia cho rằng “một số lực lượng” đã đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc nổi dậy của các tay súng Wagner chống lại chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Điện Kremlin nêu lý do Tổng thống Belarus đứng ra hòa giải vụ Wagner

Chủ nhật, 25/06/2023 | 07:19
Xác nhận động thái rút quân trong một thông báo vào cuối ngày 24/6, ông trùm Wagner Prigozhin cho biết, cuộc nổi dậy đã đến bờ vực đổ máu lớn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.