Phát triển kinh tế số là “chìa khóa mở" trong thời điểm hiện tại

Trần Thu Thảo
Thứ 6, 10/09/2021 | 06:30
0
Theo ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT: "Doanh nghiệp nào có thể đưa được khách hàng lên môi trường online nhiều nhất sẽ ít thiệt hại nhất".

Chuyển đổi số trong sự lan tỏa của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không còn là lựa chọn mà là xu thế tất yếu để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi số lớn, tuy nhiên còn nhiều thách thức phải vượt qua. 

Covid-19 là động lực thúc đẩy chuyển đổi số

Chia sẻ tại diễn đàn Tài chính số 2021, ông Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ĐBQH khóa XV nói: "Covid-19 là kẻ thù của nhân loại nhưng cũng là đồng minh cho sự thay đổi số hóa. Đây là sự thay đổi thông minh, Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số".

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH khóa XV cũng cho rằng: Hiện, sức ép của dịch Covid-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các ngành nhanh hơn. Các ngành buộc phải thay đổi để thích ứng bởi những phương thức giao dịch trực tiếp, hoạt động trực tiếp như trước đây đều không thực hiện được do giãn cách. 

Ông đưa ra một số ví dụ, ngành giáo dục đã chuyển sang học trực tuyến với các phần mềm hiện đại giúp tương tác đào tạo không thua kém giáo dục trực tiếp.

Xu hướng thị trường - Phát triển kinh tế số là “chìa khóa mở' trong thời điểm hiện tại

Theo các chuyên gia, cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi số lớn, tuy nhiên còn nhiều thách thức phải vượt qua. 

Ở lĩnh vực tiền tệ, người dân dần chuyển sang dùng giao dịch trên điện thoại, ví điện tử để trả tiền bởi giao dịch tiền mặt vốn là thói quen của nhiều người trước đây có khả năng lây nhiễm dịch.

Những thay đổi này cũng mang lại hiệu quả nhất định về chi phí. Việc đi công tác nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng tốn kém cho doanh nghiệp. Sau hai năm có dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn đàm phán bằng hình thức trực tuyến, giảm bớt chi phí đi lại. 

Đồng tình với ý kiến của ông Cường, ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng giám đốc tập đoàn VNPT cho biết: "Trước cuộc cách mạng số, tập đoàn VNPT cũng chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang cung cấp dịch vụ số. VNPT đã xây dựng được hệ sinh thái đầy đủ ở các lĩnh vực: Giáo dục số, y tế số quản trị doanh nghiệp, tài nguyên môi trường".

Xu hướng thị trường - Phát triển kinh tế số là “chìa khóa mở' trong thời điểm hiện tại (Hình 2).

Phó Tổng giám đốc tập đoàn VNPT Ngô Diên Hy

Dịch Covid-19, bên cạnh những thiệt hại còn là động lực để tiến nhanh trên quá trình chuyển đổi số. Ông nhận định học trực tuyến sẽ bình thường hóa tại Việt Nam và trở thành thói quen để tạo lớp học ảo với công nghệ tiên tiến. 

"Nền tảng học và thi trực tuyến của VNPT đã được triển khai cách đây 5 năm nhưng đến khi dịch Covid-19 xảy ra, nền tảng này mới phát triển mạnh và mỗi ngày có hàng triệu học sinh sử dụng", ông nói. 

Ông cũng cho biết đây là lúc các cơ quan nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi số. Tại Singapore, hạ tầng định danh số là một trong những hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế số. Các doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp chứng chỉ số nhưng còn khoảng 70-80 triệu người dân chưa có chứng chỉ số. 

"Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nào có thể đưa được khách hàng lên môi trường online nhiều nhất sẽ ít thiệt hại nhất. Từ đó sẽ trở thành doanh nghiệp thông minh, minh bạch với các chỉ số đo lường được cụ thể hóa", Phó Tổng giám đốc VNPT cho hay.

Giải pháp thúc đẩy kinh tế số

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng: "Hiện, chưa có công cụ về pháp lý hoàn chỉnh. Cần phải xây dựng tính pháp lý của chuyển đổi số. Tính pháp lý giúp các doanh nghiệp có được sự an toàn và bảo mật, từ đó bảo vệ quyền lợi và tài sản của họ". 

Đồng thời, ông đưa ra các giải pháp thúc đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới. 

Các cơ quan Nhà nước, dịch vụ công về quản lý phải đi đầu để tạo nền tảng và tiền đề trong chuyển đổi số quốc gia. Chỉ khi nào tất cả hoạt động quản lý, dịch vụ của Nhà nước đi trước mới lôi kéo được doanh nghiệp, người dân đi theo.

Sau khi có được nền tảng phải tăng cường, ứng dụng bằng chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp sử dụng. 

Đặc biệt, không phải người dân nào cũng có phương tiện điều kiện để tiếp cận. Từ đó, cần có phương thức hỗ trợ người người dân khó khăn hoặc ở vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị nguồn lực, ngân sách đầu tư công nghệ, đặc biệt là đầu tư con người và hạn chế trong việc đồng bộ hành lang pháp lý và đồng bộ số hóa.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng, chuyển đổi số không hề dễ, nhất là đối với những vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, chỗ khó khăn là những điểm chúng ta cần kích hoạt để thúc đẩy kinh tế số. Cần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chuyển đổi sổ bằng việc tập huấn, hướng dẫn người dân trên nền tảng số vốn có. Đề nghị chính quyền địa phương có chương trình thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn của mình.

Với kinh nghiệm hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể hỗ trợ cho những vùng khó khăn tiếp cận kinh tế số, thương mại điện tử bằng bước đi thích hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ông Lộc cũng chia sẻ: "Mục tiêu chúng ta đang phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng chính phủ số, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử và kinh tế số. Nhìn vào bức tranh kinh tế mà cộng đồng doanh nghiệp đang chuyển đổi số, tôi tin chúng ta sẽ đạt được điều này".

Chuyển đổi số ngân hàng: Tiền không phải yếu tố quyết định

Thứ 4, 04/08/2021 | 08:33
“Điều quyết định sự thành công của chuyển đổi số ngân hàng không phải là vấn đề tài chính mà phụ thuộc vào yếu tố con người, cụ thể là người lãnh đạo ngân hàng”.

Số hóa dịch vụ ngân hàng và định nghĩa về trải nghiệm số “thuận tiện nhất”

Thứ 5, 01/07/2021 | 15:26
Cá nhân hoá, tạo ra sự liền mạch, dễ dàng và thuận tiện…là những ưu tiên hàng đầu trong việc nâng cao trải nghiệm số khách hàng của nhiều ngân hàng hiện nay.

Đào tạo nhân lực ngành Cơ học gắn với cuộc cách mạng 4.0

Thứ 7, 24/11/2018 | 13:34
Sáng ngày 24/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Nguyễn Văn Đạo năm 2018 và hội thảo Khoa học cơ học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Philippines là thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:30
Quý 1/2024 cả nước xuất khẩu trên 8,03 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 304,1 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Philippines thu tương đương 81,56 triệu USD.

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách đi lại bằng đường hàng không dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:03
Sản lượng khai thác nội địa trên toàn mạng cảng ACV dự kiến khoảng 9.000 lượt cất hạ cánh, với trung bình 1.285 lượt cất hạ cánh/ngày.

Việt Nam lọt top 5 nhà cung cấp thuỷ sản lớn tại Singapore

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:19
Lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.

Mexico là quốc gia tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong khối CPTPP

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:19
Tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 22 triệu USD cá tra sang khối thị trường CPTPP. Trong đó giá trị nhập khẩu của Mexico là gần 5 triệu USD.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.