Sau 2023, ông Tập có ở lại giúp Trung Quốc vượt qua cái bóng Mỹ?

Sau 2023, ông Tập có ở lại giúp Trung Quốc vượt qua cái bóng Mỹ?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 02/03/2018 | 04:00
0
Trung Quốc sẽ không chịu mãi núp bóng Mỹ và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình luôn tâm niệm chỉ có Bắc Kinh mới xứng đáng ngồi vào chiếc ghế đầu tàu mà Washington bỏ lại.
Tiêu điểm - Sau 2023, ông Tập có ở lại giúp Trung Quốc vượt qua cái bóng Mỹ?

Việc xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình có cơ hội nắm quyền lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ mới thể hiện rõ tham vọng biến Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu.

Trung Quốc đang nằm trong thế giằng co với với Mỹ trong mối quan hệ được cho là căng thẳng chưa từng có trong nhiều năm qua. Hiện tại, Chủ tịch Tập Cận Bình đang tràn đầy cơ hội giữ vững chiếc ghế lãnh đạo của mình thêm 10 năm nữa để tập trung ứng phó trước sức ép từ phía chính quyền Donald Trump, theo New York Times.

Ngay trước khi Đảng cộng sản Trung Quốc ra tuyên bố sẽ xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ Chủ tịch nước - mở đường cho ông Tập có thể được bầu thêm một nhiệm mới nữa sau năm 2023 - nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã có những động thái mới trong việc thúc đẩy quân đội Trung Quốc bắt tay vào kế hoạch hiện đại hóa quân sự.

Thay vì bắt đầu một nhiệm kỳ cuối cùng trước khi nghỉ hưu, ông Tập đang tràn đầy cơ hội để tiếp tục chương trình nghị sự biến Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu, bất chấp nguy cơ đưa Bắc Kinh và Washington tiến vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sau 40 năm, các nhà phân tích cho biết.

"Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vai trò thống trị của Mỹ theo nghĩa chính trị và quân sự cần được điều chỉnh lại”, Cui Liru, cựu chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, cơ quan tư vấn thuộc Bộ Ngoại giao nước này, nói. "Điều này không có nghĩa là Mỹ buộc phải từ bỏ lợi ích của mình. Nhưng nếu Mỹ muốn thống trị mãi mãi lại là vấn đề khác”.

Đánh giá về khả năng xảy ra xung đột Mỹ-Trung trong khu vực, ông Cui nói: "Tôi không loại trừ khả năng đó. Trong giai đoạn chuyển đổi này, nó phụ thuộc vào việc hai bên giải quyết như thế nào". Ông nói thêm rằng, sẽ "không bình thường đối với Trung Quốc nếu chịu núp bóng Mỹ mãi mãi”.

Đồng quan điểm với nhiều nhà phân tích và các quan chức quân sự Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhận ra rằng Mỹ giờ đây giống như một cường quốc đang trên đà suy yếu - và Bắc Kinh phải là nước ngồi vào chiếc ghế đầu tàu mà Washington bỏ lại.

Ông Tập đã đẩy nhanh kế hoạch hiện đại hóa quân đội bao gồm xây dựng lực lượng “hải quân biển xanh”, tăng ngân sách cho mục tiêu vũ khí hóa không gian và thành lập căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, ông Tập còn thúc đẩy một chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu để mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh với sáng kiến Vành đai Con đường được đầu tư với quy mô khổng lồ.

Thái độ của nhà lãnh đạo Bắc Kinh với vị thế của Trung Quốc trên thế giới đã được tái khẳng định một lần nữa trong bài xã luận trên tờ Global Times hôm 27/2: "Đất nước chúng ta phải tận dụng từng ngày, từng giờ… Chúng ta không thể bị xáo trộn bởi thế giới bên ngoài hoặc mất tự tin khi phương Tây đang ngày càng trở nên cảnh giác với Trung Quốc".

Tiêu điểm - Sau 2023, ông Tập có ở lại giúp Trung Quốc vượt qua cái bóng Mỹ? (Hình 2).

Liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Tổng thống Trump vẫn còn là dấu hỏi.

Hugh White, một học giả và cựu quan chức quốc phòng Australia, cho biết: "Giờ đây, rõ ràng chương trình nghị sự của ông Tập về việc xây dựng một trật tự châu Á mới - với Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm - đang được tiến hành". Ông White lập luận rằng Mỹ phải sẵn sàng chia sẻ quyền lực với Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

“Ông Tập đang khai thác không gian mà Mỹ tự nguyện bỏ rơi", Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, nói. Các nhà phân tích cho biết, lo ngại nhất đối với Mỹ hiện tại là sự cạnh tranh chiến lược đang nổi lên ở Châu Á, nơi mà Trung Quốc đang tìm cách thách thức sự thống trị của quốc gia này lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.

"Mục tiêu quân sự của Trung Quốc là vượt qua chuỗi đảo đầu tiên", ông Cui mô tả về chuỗi đảo phòng thủ đầu tiên của Mỹ tại Đông Á, nơi quân đội Trung Quốc muốn thiết lập sự hiện diện.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ thất vọng xen lẫn lo lắng, khi Trung Quốc ngày càng độc đoán hơn. Đứng trước tham vọng của Bắc Kinh, chính quyền Trump tháng này đã kêu gọi khôi phục lại kho vũ khí hạt nhân quốc gia để đối phó với Nga và ở một mức độ thấp hơn là Trung Quốc - một cách tiếp cận khiến quốc gia châu Á cảm thấy lo ngại, dè chừng.

"Ông ấy quyết tâm duy trì sức mạnh quân sự Mỹ để ứng phó với sự tăng cường chiến lược ngày càng lớn của Trung Quốc. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ đối đầu trở nên sâu sắc hơn", chuyên gia Shi cảnh báo về nguy cơ mâu thuẫn.

Trong vài tháng trở lại đây, Mỹ đang tích cực xây dựng liên minh "Ấn Độ-Thái Bình Dương" trở nên mạnh mẽ hơn với sự tham gia của những cái tên lớn như Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, tạo nên sự đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bốn quốc gia này sẽ tăng cường hợp tác quân sự và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với các dự án của Bắc Kinh trong khu vực.

Tuy nhiên các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh có vẻ coi thường tính khả thi của liên mình này khi đánh giá chính quyền Trump sẽ không muốn chi tiền cho các dự án lớn như vậy. "Trước mắt, Trung Quốc không quan tâm đến ‘Bộ Tứ Ấn Độ-Thái Bình Dương’, bởi khả năng hình thành một liên minh sừng sỏ như thế là không khả thi”, giáo sư Shi Yinhong nói thêm.

Giới hạn bị phá vỡ, ông Tập sẽ trở thành người nắm quyền lâu nhất Trung Quốc?

Thứ 2, 26/02/2018 | 12:03
Ông Tập Cận Bình có thể vượt qua các vị tiền bối để trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất ở Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nước này đồng lòng trong việc cần một nhà lãnh đạo ổn định.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.