Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Cơ hội cuối gặp mặt trước khi có thay đổi

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Cơ hội cuối gặp mặt trước khi có thay đổi

Thứ 5, 07/12/2023 | 17:44
0
Một lần nữa sự căng thẳng vẫn còn trong mối quan hệ Trung Quốc-EU được làm nổi bật khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp các lãnh đạo hàng đầu EU ở Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-EU lần thứ 24. Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa hai bên sau 5 năm, khi EU cố gắng xây dựng mối quan hệ thực dụng với Bắc Kinh.

Hội nghị được tổ chức tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài (Diaoyutai State Guesthouse) ở Bắc Kinh, ban đầu dự kiến kéo dài 2 ngày, nhưng những bất đồng nội bộ trong EU, đặc biệt liên quan đến Ukraine, đã khiến phía châu Âu phải cắt ngắn lịch trình.

Các sự kiện chính dự kiến diễn ra vào ngày 7/12, sau đó ông Michel sẽ trở lại châu Âu. Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu bà Von der Leyen có kéo dài thời gian ở lại Bắc Kinh hay không.

Các lãnh đạo hàng đầu EU, cùng với người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell, cũng sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) trong khuôn khổ hội nghị.

Đây sẽ là cơ hội cuối cùng để họ gặp mặt các quan chức hàng đầu của Trung Quốc trước khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu bắt đầu vào năm tới, gây ra những thay đổi trong ban lãnh đạo của khối.

Nên là đối tác, không phải đối thủ

Tại Hội nghị Thượng đỉnh hôm 7/12, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu là điều cần thiết cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng toàn cầu. Nhiệm vụ của cả hai bên là mang lại sự ổn định cao hơn cho thế giới, động lực phát triển mạnh mẽ hơn cũng như nhiều cảm hứng và hỗ trợ hơn cho quản trị toàn cầu.

“Trung Quốc và EU chịu trách nhiệm củng cố sự ổn định trên thế giới. Chúng ta phải tạo động lực lớn hơn cho sự phát triển, lãnh đạo quản trị toàn cầu và hỗ trợ nó”, ông Tập nói, lưu ý rằng thế giới đang trải qua “những thay đổi đáng kể” và nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc và EU là những thị trường trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và góp phần tạo nên đa cực.

Thế giới - Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Cơ hội cuối gặp mặt trước khi có thay đổi

Các nhà lãnh đạo gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 24, ở Bắc Kinh, ngày 7/12/2023. Ảnh: Xinhua

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-EU, ông Tập nói, cho biết thêm rằng tại điểm khởi đầu mới này của quan hệ Trung Quốc-EU, cả hai bên cần xem xét lại lịch sử, điều hướng xu hướng của thế giới, hành động khôn ngoan và tinh thần trách nhiệm, đồng thời duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

“Trung Quốc và EU nên là đối tác hợp tác cùng có lợi”, ông Tập cho biết. Ông kêu gọi cả hai bên tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị hai chiều, xây dựng sự đồng thuận chiến lược và củng cố mối quan hệ cùng quan tâm. Hai bên cần tránh xa các hình thức can thiệp khác nhau, tăng cường đối thoại và hợp tác vì lợi ích của người dân, cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và thúc đẩy ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới.

Bầu không khí của hội nghị cho thấy mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc vẫn căng thẳng. Trong khi Trung Quốc ngày càng thân thiện với Nga, Bắc Kinh cũng đang cố gắng tránh đối đầu công khai với phương Tây. Về phần mình, trong khi EU muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường của mình và coi Bắc Kinh là đối thủ địa chính trị, thì khối này vẫn phụ thuộc nhiều vào thương mại với nền kinh tế số 2 thế giới.

Quan hệ căng thẳng

Về phần mình, Chủ tịch EC Von der Leyen nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Brussels và Bắc Kinh nên giải quyết những khác biệt của mình một cách “có trách nhiệm” khi nảy sinh các xung đột về lợi ích.

“Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của EU”, bà Von der Leyen cho biết sau khi hội đàm với ông Tập. “Chúng ta có thương mại lớn giữa hai bên… và những khoản đầu tư quan trọng vào nền kinh tế của nhau”.

“Nhưng có những sự mất cân bằng và khác biệt rõ ràng mà chúng ta phải giải quyết. Cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế của mình. Đôi khi, lợi ích của hai bên trùng khớp. Khi điều ngược lại xảy ra, cần giải quyết và quản lý một cách có trách nhiệm những mối quan ngại của cả hai bên”, Chủ tịch EC nói.

Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức toàn cầu. Bà nói: “Là các cường quốc trên thế giới, Liên minh châu Âu và Trung Quốc có trách nhiệm toàn cầu. Chúng ta có mối quan tâm chung về hòa bình và an ninh, đến việc vận hành hiệu quả trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và tìm ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu”.

Thế giới - Thượng đỉnh EU-Trung Quốc: Cơ hội cuối gặp mặt trước khi có thay đổi (Hình 2).

Một nhà máy ô tô điện ở Hợp Phì, Trung Quốc. EU đã mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt. Ảnh: NY Times

Kể từ đầu năm khi Trung Quốc mở cửa biên giới, một số nhà lãnh đạo EU, bao gồm Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson và người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell, đã đến thăm nước này.

Kể từ năm 2019, tiếng nói ở Brussels ủng hộ việc giảm thiểu rủi ro trong mối quan hệ EU-Trung Quốc ngày càng lớn hơn. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU đã trở nên căng thẳng hơn trong những năm gần đây do những bất đồng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine và cuộc điều tra chống trợ cấp do Brussels khởi xướng đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.

Một lần nữa sự căng thẳng vẫn còn trong mối quan hệ Trung Quốc-EU được làm nổi bật khi Hội nghị Thượng đỉnh lần này kết thúc mà không có tuyên bố chung nào được ký kết, và cũng không có cuộc họp báo chung nào được tổ chức sau đó.

Minh Đức (Theo EFE/La Prensa Latina, bne Intelli News, China.org)

EU mang thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc

Thứ 4, 06/12/2023 | 14:49
Các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ tìm cách trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc về kế hoạch giảm thiểu rủi ro của khối này.

EU nên “thực dụng” hơn trong hợp tác với Trung Quốc

Thứ 3, 31/10/2023 | 14:05
Trung Quốc và EU là đối tác chứ không phải đối thủ và “lợi ích chung vượt xa sự khác biệt”.

EU bắt đầu điều tra xe điện Trung Quốc, Bắc Kinh “rất không hài lòng”

Thứ 4, 04/10/2023 | 15:48
Cuộc điều tra của EU tập trung vào một ngành công nghiệp lớn trên toàn cầu vốn đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về xuất khẩu từ Trung Quốc trong những năm gần đây.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.