Tổng công ty Sông Hồng lỗ âm vốn, ai chịu trách nhiệm?

Tổng công ty Sông Hồng lỗ âm vốn, ai chịu trách nhiệm?

Thứ 2, 10/07/2017 | 10:54
1
Tổng công ty Sông Hồng liên tục thua lỗ lớn trong giai đoạn nắm quyền của các ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa với chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
Bất động sản - Tổng công ty Sông Hồng lỗ âm vốn, ai chịu trách nhiệm?

 Bộ Tài chính cảnh báo khả năng mất vốn nhà nước ở Tổng công ty Sông Hồng. Ảnh: Hoa Liên

Nguy cơ mất vốn nhà nước

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán công bố, Tổng công ty Sông Hồng (SHG) kết thúc năm 2016 với mức lỗ sau thuế 187 tỷ đồng – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi cổ phần hóa, đẩy lỗ lũy kế lên 425,5 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu qua đó từ dương 126 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống âm 78,5 tỷ đồng.

Tình hình tại tổng công ty mà Bộ Xây dựng vẫn đang sở hữu 73,2% vốn bi đát đến mức Bộ Tài chính vừa qua phải phát đi cảnh báo về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này.

Tổng công ty Sông Hồng là một trong những “đứa con” đầu tiên của Bộ Xây dựng, được thành lập vào tháng 8/1958 với tên gọi Công ty Kiến trúc Việt Trì. Tháng 8/2006, doanh nghiệp này được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - con và lấy tên là Tổng công ty Sông Hồng như hiện nay.

Cuối năm 2009, SHG cổ phần hóa thành công và được phép giao dịch trên sàn UpCOM từ tháng 4/2015. Tuy nhiên thị giá cổ phiếu SHG nhanh chóng rơi xuống dưới mệnh giá và hiện nay được giao dịch ngang với một...ly trà đá (khoảng 3.000 đồng), phản ánh quan điểm của thị trường đối với doanh nghiệp 60 năm tuổi này.

Kể từ khi được cổ phần hóa, SHG “ngập” trong thua lỗ, ngoại trừ các năm 2011,2014 lãi nhẹ vài trăm triệu đồng, SHG đều phải ghi nhận những kết quả kém khả quan trong các năm còn lại, trong đó đáng chú ý hai năm 2015-2016 lỗ sau thuế lần lượt 85 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, cuốn bay vốn điều lệ của doanh nghiệp (270 tỷ đồng).

Bên cạnh tài sản ngắn hạn (1.373 tỷ đồng) thấp hơn nợ ngắn hạn (1.577 tỷ đồng), đe dọa khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Công ty kiểm toán CPA Việt Nam còn phải liệt kê một dãy dài các ý kiến ngoại trừ. Đây cũng là lý do tại sao Bộ Tài chính cảnh báo về thực trạng của SHG và cho rằng có nguy cơ mất mất vốn nhà nước tại đây.

Theo SHG, đơn vị này trong năm 2016 tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do công nợ kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính chung. Nhiều khoản vay bị xếp vào nợ xấu nhóm 5 dẫn đến không thể tiếp cận vốn vay ngân hàng, việc phát hành các loại bảo lãnh để thực hiện công trình cũng rất khó khăn. Do vậy, các dự án mà Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên nhận thầu thi công đa số đều chậm tiến độ, uy tín của Sông Hồng giảm sút nặng nề.

Dấu hỏi trách nhiệm

Tổng tài sản hợp nhất của SHG tính tới cuối năm 2016 là 1.884 tỷ đồng, “teo” tới 42% so với cuối năm 2010 (3.234 tỷ đồng). Sự xuống dốc không phanh của đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng còn thể hiện qua doanh thu, khi chỉ tiêu này giảm mạnh từ 3.478 tỷ đồng năm 2011 về 1.337 tỷ đồng năm 2013 để rồi năm 2016 chỉ còn vỏn vẹn 693 tỷ đồng.

Khả năng quản trị yếu kém của ban lãnh đạo khiến tình hình tại SHG ngày một xấu hơn. Mặc dù nguồn lực hạn chế (vốn điều lệ 270 tỷ đồng), song SHG lại đầu tư rất dàn trải, với 28 công ty con, công ty liên kết cùng 10 đơn vị trực thuộc khác.

Phần lớn các khoản đầu tư trên đều kém hiệu quả, SHG đã phải tiến hành trích lập mất vốn tại 17 doanh nghiệp, có những nơi trích lập 100% như CTCP Sông Hồng Thăng Long, CTCP Sông Hồng Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Cơ giới và Xây dựng Sông Hồng hay CTCP Sông Hồng 6. “Quả đắng” lớn nhất phải kể tới khoản đầu tư 120 tỷ đồng coi như mất trắng vào CTCP Thép Sông Hồng, cái tên gắn liền với bê bối lừa đảo bị phát giác vào năm 2013. 

Ngoài ra, SHG cũng không quản lý hiệu quả các khoản công nợ, không những không thể thu hồi mà còn để nợ xấu ngày càng gia tăng, với số dư các khoản phải thu ngắn và dài hạn tới cuối năm 2016 vượt mức 1.000 tỷ đồng, nợ xấu tăng từ 121 tỷ đồng lên 232 tỷ đồng, phần lớn là không thể thu hồi.

Gắn liền với sự đi xuống của SHG, không thể không nhắc tới trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp này, trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT ông Đặng Tiên Phong đã có thời gian dài nắm quyền tại đây.

Ông Đặng Tiên Phong nguyên là giảng viên trường ĐH Kiến trúc, năm 2004-2007 làm Phó GĐ rồi Giám đốc Chi nhánh SHG tại Hà Nội. Giai đoạn 2007-2008 làm Phó TGĐ SHG, trước khi thay thế ông Trịnh Xuân Thanh (người đang bị truy nã bởi những sai phạm tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí PVC) làm Tổng giám đốc SHG.

Từ năm 2013, ông Đặng Tiên Phong nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, đại diện cho phần vốn của Bộ Xây dựng. Chức vụ tổng giám đốc được giao cho ông Phạm Văn Nghĩa, người cũng đã có thời gian dài công tác tại SHG với nhiều chức vụ khác nhau.

Dưới sự điều hành của các ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa, SHG đã phải ghi nhận những kết quả yếu kém như đã nêu ra.

Theo kết luận thanh tra toàn diện do Bộ Xây dựng tiến hành vào năm 2016, ban lãnh đạo Tcty Sông Hồng đã có nhiều vi phạm, trong đó tổ chức họp không có sự tham gia của Ban Kiểm soát, vi phạm Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 29/7 và miễn nhiệm một loạt các vị trí lãnh đạo tại SHG, trong đó có ông Đặng Tiên Phong và ông Phạm Văn Nghĩa (ông Nghĩa hiện vẫn là thành viên HĐQT), ngoài ra còn miễn nhiệm hai thành viên HĐQT khác là bà Phùng Minh Bằng và ông Nguyễn Văn Hiến.

Ánh sáng nơi cuối đường

Thay thế ông Đặng Tiên phong và ông Phạm Văn Nghĩa là các ông Trần Huyền Linh giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Lã Tuấn Hưng ở chức danh Tổng giám đốc. Cả hai ông đều là đại diện của Bộ Xây dựng tại SHG.

Cùng với việc thay đổi vị trí “đầu tàu” sau nhiều năm đình trệ của doanh nghiệp, ban lãnh đạo SHG đã vạch ra nhiều giải pháp mang tính cấp bách nhằm đưa Tổng công ty dần thoát khỏi khó khăn.

Trong đó tập trung thu hồi vốn, giải quyết dứt điểm những công trình còn tồn đọng vốn chưa thanh quyết toán được với chủ đầu tư, những dự án có nguy cơ chậm tiến độ, dừng hẳn những công trình mà chủ đầu tư không bố trí được vốn như cam kết. Giảm giá trị dở dang và hàng tổn kho. Đẩy nhanh công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán công trình để tạo dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đẩy mạnh tái cơ cấu danh mục đầu tư thông qua thoái vốn hoàn toàn khỏi các đơn vị yếu kém, đồng thời bổ sung vốn cho các thành viên đang cần vốn.

Để làm được điều này, SHG dự kiến phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn lên 450 tỷ đồng, nhằm xóa lỗ lũy kế và có nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, trong tháng 6/2017, SHG dự kiến chuyển Trường trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Sông Hồng về trực thuộc Bộ Xây dựng (theo đó, vốn cổ phần của cổ đông nhà nước giảm hơn 65,2 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu giảm xuống dưới 50%), đồng thời phát hành riêng lẻ hơn 6,5 triệu cổ phiếu (giúp vốn điều lệ giữ nguyên 270 tỷ đồng). Sau đó, quý IV/2017 hoặc quý I/2018, SHG dự kiến phát hành riêng lẻ 18 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 450 tỷ đồng.

Mặc dù tình hình tài chính đang rất khó khăn, song SHG không phải là không có những điểm sáng hấp dẫn nhà đầu tư.

Thành viên của Bộ Xây dựng hiện đang nắm trong tay 5 dự án lớn ở Hà Nội với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đáng chú ý là dự án khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm với quy mô 2,06 ha, tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, tổ hợp Sông Hồng Tower cũng tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm có diện tích 1,38 ha, dự kiến xây dựng 98.590 m2 sàn thương mại hay dự án BT Thanh Trì với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc Bộ Xây dựng vừa qua đã có văn bản chỉ đạo SHG xây dựng phương án thoái vốn nhà nước về 0% tới cuối năm 2018 cũng là một “ánh sáng nơi cuối đường” của đơn vị này, giúp thương hiệu Sông Hồng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Nguồn vốn tư nhân mạnh mẽ và tươi mới là chìa khóa duy nhất giúp SHG trụ lại được trước sự vươn lên không ngừng của những tên tuổi trong ngành xây dựng như Coteccons hay Hòa Bình Corp, trước khi nghĩ tới việc tìm lại được ánh hào quang trong quá khứ.

Nghi Điền

Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.