Trường đại học... nhưng không có trường, không hiệu trưởng

Trường đại học... nhưng không có trường, không hiệu trưởng

Thứ 7, 23/11/2013 | 12:12
0
Không có cả hiệu trưởng, trường lớp phải đi thuê, thiếu giảng viên cơ hữu nhưng để có người học, trường đã nhận hàng trăm thí sinh có giấy báo điểm giả… Những việc như thế đang diễn ra tại Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội.

Cần biết - Trường đại học... nhưng không có trường, không hiệu trưởng

Cơ sở chính mà trường cho rằng sẽ đưa vào sử dụng hiện chỉ là khung sắt ở giữa cánh đồng - Ảnh: Ngọc Thắng


Điều đáng nói là những sai phạm này diễn ra nhiều năm nay nhưng Bộ GD-ĐT lại không biết nên chưa có những xử phạt và dẫn đến nguy cơ thiệt hại quyền lợi cho người học.

Giấy báo điểm 4 - 5 năm trước cũng trúng tuyển

Thành lập năm 2007, bắt đầu tuyển sinh năm 2009, đến nay Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội có khoảng gần 300 sinh viên (SV). Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số này chỉ hơn 100 SV có đầu vào đúng quy định. Năm học 2013 - 2014, trường chỉ tuyển được 11 SV.

Sự việc phát hiện từ cuối năm 2011 khi nhà trường thực hiện thanh tra tuyển sinh. Rà soát 254 hồ sơ của SV 3 khóa (từ 2009 -2011) đã có tới 171 hồ sơ không hợp lệ. Trong số này có 5 SV chỉ đạt 12,5 điểm (không đủ điểm sàn); 3 SV không đúng khối xét tuyển (trường tuyển khối A nhưng có cả SV khối  B, C, V); 5 SV không có phiếu báo điểm và 12 SV không tìm thấy thông tin theo phiếu điểm dự thi. Đáng lưu ý là có 1 SV nộp giấy báo điểm của năm 2005 (cách thời điểm tuyển sinh 4 - 5 năm) nhưng vẫn được chấp nhận. Đặc biệt hơn nữa là trong số này có tới 145 SV trúng tuyển với giấy báo điểm giả. Các SV này đều có giấy báo điểm của các trường thuộc khối an ninh, quân sự như: Học viện Cảnh sát nhân dân; Học viện An ninh nhân dân; Học viện Hậu cần… nhưng thực chất không hề dự thi tại đây.

“Không có sinh viên trường sẽ đóng cửa” !

Lý giải với Hội đồng quản trị của trường về việc tại sao vẫn gọi nhập học những thí sinh không đủ điều kiện, bà Lê Thị Việt Hoa, nguyên là Trưởng phòng Đào tạo của trường, cho biết: “Năm 2011, khi đã hết hạn tuyển nguyện vọng 2 trường mới chỉ tuyển được khoảng hơn 50 SV. Khi đó, thầy Lê Vĩnh Thọ, lúc đó là hiệu phó của trường, có nói với tôi là: trường giờ cần SV, nếu không có SV thì trường sẽ bị đóng cửa và giới thiệu một người tên là Bồng đến và đưa những giấy báo vào trường. Thầy bảo những giấy này là giấy photo màu và làm ở những trường an ninh, quân sự nên không đưa điểm lên mạng. Cho SV vào học để trường đông rồi người ta nhìn mới thấy đây là ngôi trường, sau sẽ đông lên!”.

Khi đề cập đến trách nhiệm, bà Hoa lý giải: “Tôi thừa nhận khi tra điểm không có (do các trường thuộc khối an ninh, quân đội không công khai điểm thi của thí sinh - NV) nên đã để các thí sinh có  giấy báo điểm photo màu đó vào học tại trường. Việc tôi lờ đi cho số SV vào học là đã làm sai trong quản lý. Nhưng lý do ở đây là do thầy Lê Vĩnh Thọ là người của nhà đầu tư chỉ đạo như vậy nên tôi làm theo”. Trong bản trường trình, bà Hoa cũng thừa nhận có nhận tiền của ông Bồng (là người môi giới kể trên - NV) với số tiền bồi dưỡng 4 triệu đồng.

Mỗi năm thuê một địa điểm

Khi PV liên hệ với Ban giám hiệu của trường để tìm hiểu vụ việc thì được biết, trường này không có hiệu trưởng đã hơn 1 năm.

Ông Đỗ Doãn Hải, Phó hiệu trưởng đang trực tiếp điều hành trường, từ chối cung cấp thông tin. Ngoài ra, ông Hải cũng không đủ tiêu chuẩn đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng do được bổ nhiệm sai quy định. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì độ tuổi của phó hiệu trưởng khi được bổ nhiệm không quá 70 nhưng hiện ông Hải đã 80 tuổi. Không có hiệu trưởng, hiệu phó không đúng quy định vậy mà sắp tới đây 44 SV khóa 1 (không loại trừ có nhiều trường hợp đầu vào bằng giấy tờ giả) sẽ được trường cấp bằng tốt nghiệp.

Từ khi tuyển sinh đến nay, năm nào trường cũng được duyệt rất nhiều chỉ tiêu, có năm đến khoảng 1.000 cho các hệ đào tạo. Tuy nhiên, cả cơ sở vật chất lẫn lực lượng giảng viên của trường đều không đảm bảo điều kiện đào tạo.

Giới thiệu trên website, trường cho rằng đầu tư rất lớn về cả cơ sở vật chất và con người. Tại báo cáo thống kê và rà soát một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo mới nhất mà trường gửi đến Bộ GD-ĐT, trường thông tin có 42 giảng viên cơ hữu, trong đó có 6 giáo sư và 21 phó giáo sư. Tuy nhiên trên thực tế tại bảng lương trả cho các giảng viên cơ hữu của trường thì chỉ có 7 người.

Trường quảng cáo đã xây dựng cơ sở đào tạo ở P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội và sẽ đưa vào sử dụng cuối năm nay. Nhưng khi chúng tôi đến thì ở đây vẫn chỉ là cánh đồng. Trên một khu ruộng chỉ có một khung sắt được dựng lên mà theo người dân thì đây là biển đề tên dự án của trường, nhưng đã bị gió mưa làm tan hoang. Từ khi thành lập đến nay, trường chưa có một cơ sở đào tạo nào ổn định. Mỗi năm trường thuê một địa điểm và đã qua 4 lần di chuyển. Hiện nay cơ sở đào tạo của trường thuê ở một tòa nhà nằm trong khu dân cư thuộc Q.Từ Liêm, Hà Nội, thiếu môi trường sư phạm. Tòa nhà này chỉ rộng 400 m2 với 5 phòng học và 3 phòng làm việc.

Trường đôi co, Bộ nói mới nhận được thông tin

Khi đặt vấn đề, trường sẽ giải quyết như thế nào cho những SV vào học bằng giấy báo điểm giả, ông Đỗ Doãn Hải cho rằng trường đã cho số SV này nghỉ học. Sau đó phóng viên cho biết phụ huynh của những SV này có đơn kêu cứu vì SV bị đồng loạt cho nghỉ học thì ông Hải lại nói: “Không có chuyện cho SV nghỉ học!?”. Vấn đề ở đây là lỗi hoàn toàn không do SV vì ngay từ đầu trường đã chủ động để SV vào học bằng đầu vào không hợp lệ thông qua giấy tờ giả. Vì vậy bây giờ không thể giải quyết cho những SV này nghỉ học là xong.

Ông Hải còn cho biết đã báo cáo sự việc với ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên ông Bằng lại nói không được trường báo cáo mà hiện Bộ mới nhận được thông tin từ một nguồn khác và đang tiến hành kiểm tra. Điều đáng nói là những vi phạm nghiêm trọng của trường đã diễn ra nhiều năm qua nhưng vẫn không bị phát hiện, xử lý. Trong khi năm học nào Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường báo cáo tình hình tuyển sinh cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Vậy tại sao Bộ lại không thể phát hiện ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của Trường ĐH tư thục Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội?

Theo Thanh niên

Một bảo vệ chết bí ẩn tại sân trường

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:28
Khoảng 5h sáng 22/11, khi đi tập thể dục, người dân địa phương phát hiện thi thể ông Tạ Văn Hoa (SN 1964) trú tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, là tổ trưởng tổ bảo vệ Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi trên sân trường.

Di dời trường học, bệnh viện, đất vàng nội đô sẽ về ai?

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:56
Đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết quỹ đất sau khi di dời các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, đất nội đô sẽ được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại.

18 trường học dành cho nữ sinh 'trót dại'

Thứ 5, 03/10/2013 | 08:02
Đã có 18 ngôi trường tại Hàn Quốc tiếp nhận nữ sinh là mẹ đơn thân bằng cách mở các dịch vụ chăm sóc trẻ tại trường.

Gắn trường học với việc làm, cách tiếp cận ở Italia và Việt Nam

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:06
Sáng 11/10 tại trung tâm Casa Italia - Hà Nội, Trung tâm Elis Italia kết hợp với trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình “Hội thảo gắn trường học với việc làm, những cách tiếp cận ở Italia và Việt Nam”.

"Buffet vỉa hè' xâm nhập trường học

Thứ 3, 17/09/2013 | 10:36
Năm học mới bắt đầu cũng là lúc hàng loạt các dịch vụ ăn theo mùa tựu trường bắt đầu đi vào hoạt động và mọc lên như nấm. Trong số đó, dịch vụ cung cấp đồ ăn nhanh hay còn được các teen gọi với cái tên mỹ miều là "buffet vỉa hè" luôn thu hút lượng thực khách rất lớn.

Người dân kéo đến đòi nợ hiệu phó, trường học bị bao vây

Thứ 6, 16/08/2013 | 14:28
Phó hiệu trưởng trườngTHPT dân lập Phương Nam (Hà Nội) bị tố vay nợ 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ.

Đất vàng bỏ hoang trong khi trường học, bệnh viện... thiếu đất

Thứ 7, 10/08/2013 | 14:42
Khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều mảnh đất vàng được quy hoạch vào mục đích thương mại từ trước nay bị bỏ hoang. Thực tế trên cho thấy, Thủ đô chưa bao giờ thiếu đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chính là do chính quyền "lăn tăn" chưa thực sự chú trọng dùng "đất vàng" để phát triển hệ thống trường học công lập.

Một bảo vệ chết bí ẩn tại sân trường

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:28
Khoảng 5h sáng 22/11, khi đi tập thể dục, người dân địa phương phát hiện thi thể ông Tạ Văn Hoa (SN 1964) trú tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, là tổ trưởng tổ bảo vệ Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi trên sân trường.

Di dời trường học, bệnh viện, đất vàng nội đô sẽ về ai?

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:56
Đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết quỹ đất sau khi di dời các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, đất nội đô sẽ được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại.

18 trường học dành cho nữ sinh 'trót dại'

Thứ 5, 03/10/2013 | 08:02
Đã có 18 ngôi trường tại Hàn Quốc tiếp nhận nữ sinh là mẹ đơn thân bằng cách mở các dịch vụ chăm sóc trẻ tại trường.

Gắn trường học với việc làm, cách tiếp cận ở Italia và Việt Nam

Thứ 6, 11/10/2013 | 16:06
Sáng 11/10 tại trung tâm Casa Italia - Hà Nội, Trung tâm Elis Italia kết hợp với trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình “Hội thảo gắn trường học với việc làm, những cách tiếp cận ở Italia và Việt Nam”.

"Buffet vỉa hè' xâm nhập trường học

Thứ 3, 17/09/2013 | 10:36
Năm học mới bắt đầu cũng là lúc hàng loạt các dịch vụ ăn theo mùa tựu trường bắt đầu đi vào hoạt động và mọc lên như nấm. Trong số đó, dịch vụ cung cấp đồ ăn nhanh hay còn được các teen gọi với cái tên mỹ miều là "buffet vỉa hè" luôn thu hút lượng thực khách rất lớn.

Người dân kéo đến đòi nợ hiệu phó, trường học bị bao vây

Thứ 6, 16/08/2013 | 14:28
Phó hiệu trưởng trườngTHPT dân lập Phương Nam (Hà Nội) bị tố vay nợ 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ.

Đất vàng bỏ hoang trong khi trường học, bệnh viện... thiếu đất

Thứ 7, 10/08/2013 | 14:42
Khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều mảnh đất vàng được quy hoạch vào mục đích thương mại từ trước nay bị bỏ hoang. Thực tế trên cho thấy, Thủ đô chưa bao giờ thiếu đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chính là do chính quyền "lăn tăn" chưa thực sự chú trọng dùng "đất vàng" để phát triển hệ thống trường học công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...