Vũ công 'có giá' hơn nhờ truyền hình thực tế

Vũ công 'có giá' hơn nhờ truyền hình thực tế

Chủ nhật, 22/09/2013 | 15:03
0
Nếu trước đây, các vũ công chỉ làm nền cho MV ca nhạc hay tiết mục trên sân khấu thì giờ họ được chú ý và có nhiều cơ hội tỏa sáng hơn trong làng giải trí.

Bên cạnh các chương trình thực tế về ca hát như The Voice, Cặp đôi hoàn hảo hay Vietnam Idol, các gameshow về nhảy múa cũng bắt đầu chiếm lĩnh nhiều kênh phát sóng. Tuy không quá ồn ào, chúng vẫn có đời sống riêng, ngày càng thu hút những ai yêu thích và dành sự quan tâm đến bộ môn nhảy múa, niềm đam mê và quá trình rèn luyện các vũ công.

"So you think you can dance" về Việt Nam, mở ra một sân chơi mới để các vũ công có cơ hội thể hiện. Mới đây cuộc thi "Got to dance" tiếp tục được Việt hóa, nới rộng sân khấu cho những người đam mê bộ môn này.

Sự kiện - Vũ công 'có giá' hơn nhờ truyền hình thực tế

Xưa nay, vũ công thường được ít người biết đến. Họ chỉ xuất hiện trên sân khấu trong vai trò phụ họa cho các ca sĩ. Chỉ một số nhóm nhảy tạo dựng được tiếng tăm như vũ đoàn Hoàng Thông, Bước nhảy, MTE, Arabesque... do tên của nhóm được gắn liền với các tiết mục thành công của những ca sĩ nổi tiếng.

Nhờ các chương trình thực tế, bộ môn nhảy múa và vai trò của vũ công được coi trọng hơn.

Bước nhảy Hoàn vũ, lần đầu tiên tổ chức năm 2010, ngay lập tức tạo nên cơn sốt cho khán giả. Không chỉ thu hút các ngôi sao tham dự, nó còn góp phần phổ cập bộ môn dancesport đến khán giả Việt Nam.

"Nữ hoàng dancesport" Khánh Thi cho biết, ngày trước cô chỉ tập trung vào việc rèn luyện và đưa các vũ công ra nước ngoài thi đấu. Khi cuộc thi Bước nhảy Hoàn vũ diễn ra, rất nhiều người mời cô làm giáo viên. Cô vui mừng thấy bộ môn nghệ thuật này được quan tâm hơn. Từ Hà Nội, Khánh Thi vào TP HCM mở liên tục hai trung tâm dạy nhảy để đáp ứng nhu cầu này. "Thay vì cho con đi học hát, học đàn trong các trung tâm thiếu nhi, các phụ huynh bắt đầu chuyển hướng sang cho con sinh hoạt ở các câu lạc bộ khiêu vũ, hip hop. Đây là một dấu hiệu khả quan cho bộ môn này", Khánh Thi nói.

Những biến đổi khả quan ấy tiếp tục được "thổi bùng" lên khi năm 2012, phiên bản cuộc thi nhảy "So you think you can dance" đến Việt Nam. Không bó hẹp vào câu chuyện nhảy múa của giới nghệ sĩ như Bước nhảy hoàn vũ, Thử thách cùng bước nhảy mở ra một thế giới hậu trường của vũ công chuyên nghiệp. Lần đầu tiên, khán giả cảm nhận được giọt mồ hồi, xương máu mà họ đổ xuống vì đam mê.

Sự kiện - Vũ công 'có giá' hơn nhờ truyền hình thực tế (Hình 2).

Chiến thắng của Lâm Vinh Hải đem tới hy vọng cho các vũ công Việt Nam. Từ một vũ công vô danh chuyên nhảy phụ họa trong các MV ca nhạc của Mỹ Tâm, Vinh Hải được mời đi dự sự kiện như những ngôi sao ở các lĩnh vực khác. Anh có thêm nhiều hợp đồng quảng cáo và tên tuổi ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn. Vinh Hải xuất hiện nhiều trong các chương trình nghệ thuật và còn tổ chức hẳn một show diễn riêng. Chưa hết, anh còn cho ra mắt MV "Cha mẹ không cho" với thể loại múa đương đại mang ý nghĩa cộng đồng. 

"Trước đây, tôi không bao giờ được mời biểu diễn riêng cho một chương trình. Sau khi có danh hiệu, tôi được nhiều công ty mời làm show riêng", Lâm Vinh Hải nói.

Quán quân "Thử thách cùng bước nhảy 2012" vui mừng chia sẻ, trước đây cát-xê của vũ công rất thấp. Một buổi buỗi diễn, họ chỉ đủ tiền cà phê, xăng xe. Hiện nay, giá cát-xê vũ công tăng nhiều hơn. Họ có chút tiền dư để thực hiện những kế hoạch, dự định riêng.

Không chỉ có Lâm Vinh Hải mà Huỳnh Mến và Đăng Quang - nằm trong top 4 của mùa đầu tiên - cũng được chú ý hơn nhờ những hợp đồng làm giám khảo và dạy nhảy cho các ca sĩ. Huỳnh Mến mới đây được mời chấm thi Beyonce now, tìm kiếm các vũ công giỏi sang Australia để xem liveshow của Beyonce. Cô được các ca sĩ: Trà Ngọc Hằng, Việt My, ca sĩ hải ngoại Thúy Khanh... mời dạy nhảy và dàn dựng vũ đạo trong MV. Huỳnh Mến và Đăng Quang cũng mạnh dạn cho ra mắt MV "Thật thà cho một tình yêu" do họ tự tay biên đạo.

Khiêu vũ, nhảy múa cũng ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống giới trẻ. Ngoài các nhóm nhảy bề nổi, hoạt động underground của bộ phận vốn được xem là "làm nền" này lại diễn ra sôi động và phong phú. Các workshop diễn ra liên tục từ Nam chí Bắc dưới sự cầm trịch của các tên tuổi biên đạo hàng đầu như: Hà Lê, Việt Max.

Bên cạnh đó, rất nhiều cuộc thi, liên hoan mới được tạo ra để đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm các tài năng nhảy múa như: Liên hoan múa mở rộng TP HCM, Liên hoan các biên đạo trẻ... 

Sự kiện - Vũ công 'có giá' hơn nhờ truyền hình thực tế (Hình 3).

Những nhãn hàng, thương hiệu cũng bị cuốn theo xu hướng này khi bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng hình ảnh các vũ công, nghệ thuật nhảy múa trong video quảng cáo.

"Chúng tôi tự hào là người tiên phong trong việc tạo ra một xu hướng mới tại Việt Nam. Chúng ta có nhiều vũ công tài năng và người Việt thật sự đam mê nhảy múa. Giới underground xuất hiện nhiều cơ hội hơn, nhiều tài năng trẻ đã từ đó bước vào đời sống nghệ thuật", ông Nguyễn Hải, tổng điều hành sản xuất "Thử thách cùng bước nhảy" chia sẻ.

Tâm Giao (VnExpress)

Những show truyền hình thực tế bị hủy giữa chừng

Chủ nhật, 15/09/2013 | 09:06
Thành hình với nhiều kỳ vọng nhưng không phải chương trình truyền hình nào cũng có thể tránh được những tình huống không mong muốn để kết thúc rực rỡ.

Những khách mời làm 'nổ tung' sân khấu truyền hình thực tế

Thứ 3, 02/07/2013 | 21:02
Họ là những gương mặt đình đám, chắc chắn sẽ khiến khán giả nán đến phút cuối của các chương trình để chờ xem những phần trình diễn bùng nổ của mình.

Thời ca sĩ toả sáng nhờ truyền hình thực tế

Thứ 5, 06/06/2013 | 15:29
So với việc "mài đũng quần" trên ghế giảng đường Nhạc viện thì việc đầu tư để tham gia các cuộc thi âm nhạc dường như đã trở thành lựa chọn tối ưu của các ca sĩ trẻ hiện nay.

Truyền hình thực tế 2012: Lượng nhiều, thiếu chất

Thứ 4, 23/01/2013 | 08:20
Dù số lượng ngày càng tăng, chất lượng các chương trình truyền hình thực tế lại gần như tỷ lệ nghịch, lệch chuẩn và trái ngược với format nước ngoài.

'Không có thứ tài năng nào bước ra từ truyền hình thực tế'

Thứ 6, 01/03/2013 | 16:07
Ông được xem là một trong những chứng nhân lịch sử của âm nhạc nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung trong hơn nửa thế kỷ. Ở tuổi 70, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trung Kiên vẫn miệt mài với đủ thứ công việc liên quan đến âm nhạc, từ giảng dạy đến nghiên cứu, viết lách. Ông nói, nếu không được làm việc và bận rộn như thế này thì... chóng chết lắm. Dường như ngoài việc xem âm nhạc là lẽ sống, với ông, đó còn là những đau đáu khi các giá trị của nó đang bị đảo lộn.

Những gameshow truyền hình Việt kéo khán giả bằng tiền

Thứ 5, 05/09/2013 | 14:39
"Ai là triệu phú", "Chiếc nón kỳ diệu", "Hãy chọn giá đúng"... đều thu hút khán giả bởi những phần thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật rất ấn tượng.