Lao động bơ vơ vì chủ doanh nghiệp FDI 'bỏ trốn'

Lao động bơ vơ vì chủ doanh nghiệp FDI 'bỏ trốn'

Thứ 3, 20/08/2013 | 11:02
0
Làm ăn thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đồng loạt "lặn không sủi tăm". Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý những chủ doanh nghiệp bỏ trốn và chưa có chế độ hỗ trợ người lao động. Rơi vào trường hợp này, người lao động bị “thả nổi”, chỉ còn biết cách kêu trời.

Hơn 500 doanh nghiệp"bỗng dưng"... vắng chủ

Cuối tháng 7 vừa qua, hàng trăm khách hàng của dự án Tricon Tower (khu đô thị  Bắc An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã kéo đến công ty cổ phần đầu tư Minh Việt - chủ đầu tư dự án để đòi tiền nộp mua nhà. Theo thiết kế dự án này có ba tòa nhà cao 45 tầng với năm loại căn hộ, giá bán 1.500-1.800 USD/m2. Chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà chậm nhất là ngày 30/6/2012. Tuy nhiên, đến nay dự án mới chỉ xong tầng hầm và nằm đắp chiếu từ năm 2011. Văn phòng chủ đầu tư của dự án là công ty đầu tư Minh Việt (tòa nhà C1, D6, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã đóng cửa từ nhiều tháng nay. Và có thông tin, ông Edward Chi (người Mỹ gốc Trung Quốc) - chủ tịch HĐQT của công ty này - đã âm thầm bỏ trốn cùng với hơn 400 tỷ đồng của khách hàng. Những khách hàng có đòi được tiền hay không vẫn là câu hỏi không có câu trả lời.

Tình trạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bỏ trốn trong thời gian qua không còn là hiếm, trái lại thực trạng này đang ngày càng gia tăng. Một cuộc họp đặc biệt vừa diễn ra tại bộ Kế hoạch và Đầu tư để thảo luận về giải pháp đối với các doanh nghiệp FDI vắng chủ. Một lãnh đạo của Bộ cho hay: "Tình trạng chủ DN FDI bỏ trốn về nước, hoặc không liên lạc được trong thời gian gần đây có sự gia tăng đáng kể". Cụ thể, hiện có tới trên 500 DN FDI không có người đứng đầu, hay nói đúng hơn là "vắng chủ" với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 903 triệu USD. 

Bất động sản - Lao động bơ vơ vì chủ doanh nghiệp FDI 'bỏ trốn'

Chủ đầu tư dự án Tricon Tower đã ôm tiền bỏ trốn.

Bình Dương là một tỉnh thu hút được lượng vốn FDI lớn và cũng là tỉnh có bản danh sách các doanh nghiệp cần truy tìm tung tích dài dằng dặc. Theo cục thuế tỉnh này, chủ đầu tư những công ty như TNHH Deok Chang Complex, TNHH Woodus, TNHH LD Scanmach Việt Nam, Diing Long Việt Nam... đã rời đi mà không để lại dấu vết. Các địa phương khác như Hà Nội, TP. HCM cũng có bản danh sách chủ FDI bỏ trốn dài không kém.

Các doanh nghiệp này đến từ những nước láng giếng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà hàng... Số còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ dưới 500 ngàn USD và thuê lại nhà xưởng của các nhà đầu tư khác mà không có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân của tình hình nêu trên là do các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không trả được lương cho người lao động, không trả được nợ... nên phải đóng cửa, ngừng kinh doanh. Mặt khác do thủ tục chấm dứt hoạt động, thanh lý và giải thể doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và tốn chi phí nên nhiều nhà đầu tư đã bỏ về nước, không thực hiện các thủ tục này.

Được biết, hầu hết các doanh nghiệp trên đều nợ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ bảo hiểm của người lao động. Trong khi đó từ năm 2009 tới nay, nước ta không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc hỗ trợ người lao động trong trường hợp như trên.

Luật còn lỏng lẻo

Trao đổi với PV, TS. Cao Sỹ Kiêm - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), nguyên phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng: "Đây cũng là một hiện tượng có nhiều vấn đề phải bàn. Thứ nhất, đó là một biểu hiện và đang ngày càng phát sinh nhất là ở các khu công nghiệp tập trung. Do sản xuất khó khăn, chủ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải bỏ trốn về nước để "bùng" nợ.

Thứ hai, từ hiện tượng đó cho thấy quy định, luật lệ của chúng ta còn chưa chặt chẽ và có những bất cập nên khi chủ đầu tư chuẩn bị bỏ về nước chúng ta không phát hiện được, khi phát hiện ra thì xử lý cũng rất khó khăn. 

Thứ ba, là một hiện tượng mới nảy sinh nhưng nó rất quan trọng và ảnh hưởng tới kinh tế của đất nước cũng như quyền lợi của người công nhân. Công nhân bị mất việc làm, không được hưởng bảo hiểm và không có ai chịu trách nhiệm... Điều này gây hoang mang trong một bộ phận không nhỏ người lao động ở trong khu vực".

Từ thực tế trên, TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, trong quá trình quy hoạch phát triển sản xuất cũng như kiểm tra kiểm soát hoạt động này cần phải chỉnh sửa bổ sung. Ông Kiêm cũng cho rằng: "Để ngăn chặn tình trạng này cần bổ sung cơ chế, quy chế, quy định. Ví dụ như điều kiện thành lập doanh nghiệp, điều kiện phê duyệt về nhân sự, kiểm tra thường xuyên về nhân sự. Nếu chúng ta kiểm tra thường xuyên, phát hiện ra sai phạm và có những chế tài với từng nhân sự một thì đã khác và khả năng chạy trốn là ít. Bên cạnh đó cần xác minh các yếu tố ở bên ngoài để bớt rủi ro, khi xảy ra chuyện chạy trốn thì mình có thể truy cứu được. Còn với những trường hợp đã xảy ra rồi thì cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để giải quyết và đảm bảo quyền lợi tích cực nhất cho người lao động.

Đồng quan điểm với TS. Cao Sỹ Kiêm, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cũng cho rằng, luật của chúng ta trong lĩnh vực này còn hổng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải đối mặt với cả đống nợ chồng chất, họ bỏ chạy, chúng ta cũng không biết xử lý ra sao. "Luật của chúng ta chưa rõ,  chưa có truy cứu trách nhiệm và dẫn độ ngược trở lại. Bên cạnh đó, người đứng ra để kiện cũng không có đủ lực, không đủ hiểu biết để kiện...", ông Phong chia sẻ.

Việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, theo TS. Nguyễn Minh Phong sẽ để lại những hậu quả không tốt, làm cho quyền lợi của người liên quan như công nhân, ngành thuế... bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra gánh nặng đột ngột cho bộ phận an sinh xã hội, từ bảo hiểm thất nghiệp cho đến các chế độ khác, làm biến động môi trường đầu tư của Việt Nam. Bên cạnh đó, chưa kể những đối tượng này về nước nói xấu, xuyên tạc môi trường đầu tư ở nước ta, bởi hầu hết khi thất bại, người ta thường đổ lỗi do khách quan.     

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần bổ sung vào luật những quy định rõ ràng: "Trong luật Phá sản phải bổ sung thêm những quy định về việc chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Phải ký với các đối tác đầu tư vào Việt Nam những luật mang tính chất hồi tố, dẫn độ. Ví dụ người Mỹ đầu tư vào Việt Nam vẫn còn nợ thuế mà bỏ trốn thì đề nghị dẫn độ hoặc xử lý theo luật  Việt Nam. Mỹ phải có vai trò trong việc cung cấp người bỏ trốn đó và tuân thủ quyết định của tòa án Việt Nam".

Thành Huế

Địa phương 'ăn đứt' Hà Nội, TP.HCM về thu hút FDI

Thứ 4, 07/08/2013 | 09:47
Trong 7 tháng đầu năm 2013, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI giữa các tỉnh, thành cho thấy sự cải thiện về môi trường đầu tư của các địa phương đã tạo ra sự phát triển đồng đều hơn.

Chuyện ì ạch tại các dự án bất động sản có vốn FDI

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
– Trong 10 năm qua, Hà Nội đã thu hút tới 2.003 dự án nước ngoài với tổng số vốn lên tới 13,63 tỷ USD (theo đăng ký) và đứng đầu cả nước về hạng mục đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn vào các dự án nói trên, điều dễ dàng nhận thấy là mức độ ì ạch, chậm trễ của các dự án.

Những ‘ông chủ ngoại’ bỗng dưng ôm tiền bỏ trốn

Chủ nhật, 04/08/2013 | 08:10
Việc ông chủ dự án Tricon Tower ôm tiền bỏ trốn đang khiến hàng trăm khách hàng lao đao vì khoản tiền tỷ bỏ ra mua nhà. Tuy nhiên, theo thống kê tại Việt Nam, đây không phải là trường hợp đầu tiên người dân phải ôm hận vì các chủ đầu tư ngoại.

Gần 100 nghìn doanh nghiệp "tàng hình"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Theo báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012 của Tổng cục thống kê, trong số 541.103 doanh nghiệp đang tồn tại về mặt pháp lý, có tới 92.710 doanh nghiệp thuộc diện “không xác minh được”.

Niềm tin ‘níu chân’ các nhà đầu tư tới Việt Nam

Thứ 2, 10/06/2013 | 12:45
Bằng các chính sách tài khóa, bằng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, minh bạch trong thu hút đầu tư, cải cách hành chính công và chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hướng các nhà đầu tư tới Việt Nam với cái nhìn dài hạn và tin tưởng.

Hàng loạt dự án tỷ đô ồ ạt vào Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2013 | 11:31
Thay vì những dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản như trước đây, 2013 có thể là năm của các dự án tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.