Phản đối dự thảo Nghị định coi Grab là taxi

Phản đối dự thảo Nghị định coi Grab là taxi

Thứ 4, 26/12/2018 | 06:00
1
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô lấy việc “nới lỏng” các điều kiện kinh doanh taxi để gom cả “làng” vào một “rọ” và từ nay các ứng dụng gọi xe dưới 9 chỗ như Grab, FastGo, Be, Vato, Aber... cũng là taxi, quản lý như nhau. Điều này là sai về khái niệm.

Về các loại xe dưới 9 chỗ (tức là xe 4 chỗ, xe 7 chỗ), trước khi có nền kinh tế chia sẻ, nó đã và đang tồn tại những loại hình vận tải không phải là taxi. Ví dụ, các xe ở khách sạn, resort, dùng chở khách du lịch; một số hợp tác xã cho thuê xe chạy theo tuyến hoặc chạy theo ngày... đó không phải là taxi. Những loại hình vận tải dưới 9 chỗ không phải là taxi, vẫn đang cần và đang phải tiếp tục tồn tại.

Bởi nhiều đối tượng khách hàng không phải lúc nào cũng có nhu cầu đi taxi. Họ cần phải có loại hình dịch vụ khác để thuê và đi lại chứ?

Vậy thì việc “dồn” tất cả các loại xe dưới 9 chỗ về một loại hình duy nhất gọi là taxi, kể cả gọi “taxi kiểu mới” - là không hợp lý. Trên thị trường, dịch vụ vận tải phải có taxi và cũng cần có những dịch vụ vận tải khác không phải là taxi, kể cả đấy là xe 4 chỗ, 7 chỗ. Không thể nào nói rằng xe dưới 9 chỗ đều là taxi.

Bây giờ, nhìn vào các nền tảng công nghệ của kinh tế chia sẻ gọi là Uber hay Grab có thể thấy, họ huy động các phương tiện khác nhau trong đó có cả taxi. Vì Uber hoặc Grab vẫn có lựa chọn dùng để kết nối với taxi, họ có các nền tảng là Uber taxi và Grab taxi.

Nhưng ngoài ra, họ có nền tảng công nghệ để khách hàng kết nối với các phương tiện vận tải khác không phải là taxi như xe hợp tác xã, xe gia đình, xe nhàn rỗi của các cơ quan, khách sạn…

Chúng ta nên tiếp tục tạo điều kiện cho các nền tảng công nghệ, kinh tế 4.0 hay là kinh tế chia sẻ đó, thì họ mới huy động được các phương tiện vận tải không phải là taxi vào mục đích vận tải công cộng, mang lại lợi ích cho xã hội và người tiêu dùng.

Nếu từ nay trở đi không còn loại hình vận tải đó nữa, chúng ta dồn hết vào để chỉ còn 1 loại gọi là taxi, có nghĩa là Uber và Grab chỉ có thể kết nối với các công ty taxi và phục vụ các công ty taxi – thì  đâu còn giá trị của nền kinh tế chia sẻ? Đâu còn giá trị của mô hình kinh doanh mới khi mà các phương tiện khác, các nguồn lực khác không được huy động vào? Điều này không hợp lý!

Xe gia đình, về bản chất không phải là taxi, không thể mang khái niệm “taxi kiểu mới” được. Bởi nó vốn không phải là taxi, còn mang khái niệm taxi đã có các công ty taxi. Điều kiện kinh doanh của các công ty taxi có thể được cải thiện, có thể được nới lỏng và cần phải “đối xử” với taxi một cách thoáng hơn.

Nhưng đồng thời, với các phương tiện vốn không phải là taxi, mà là xe nhàn rỗi của các gia đình, cơ quan, xe kinh doanh đặc thù của các hợp tác xã vận tải, rồi nhiều loại hình khác thì cũng phải cho phép huy động những nguồn lực đó. Đưa những xe này vào vận tải công cộng, chúng ta không thể bắt họ phải làm taxi được, vì nhiều người không đủ điều kiện để đáp ứng điều kiện của taxi.

Ví dụ như xe gia đình của tôi, làm sao bắt tôi sơn hay treo biển taxi lên được? Xe khách sạn đang kinh doanh khi nhàn rỗi cũng không thể dán biển taxi lên được. Lâu nay, loại xe này đã được quản lý phù hợp, gọi là xe hợp đồng điện tử. Khái niệm xe hợp đồng điện tử ở Việt Nam hoàn toàn không khác gì khái niệm “private-hire car service” (dịch vụ cho thuê xe cá nhân) ở Singapore. Họ không coi đây là taxi, vì nó khác taxi.

Nên chúng ta cũng không thể nào gom nó lại và bắt gọi chung là taxi, đối xử như là taxi được. Những  phương tiện này được huy động để bổ trợ cho taxi, thậm chí để cạnh tranh với taxi. Nó là nguồn lực khác trong xã hội, không phải từ nguồn là các công ty taxi.

Tóm lại, dịch vụ vận tải phải được quản lý như một dịch vụ vận tải, nhưng không phải dịch vụ vận tải nào cũng là taxi!

Sứ mệnh của các công ty như Uber và Grab - không chỉ là việc họ có thể đáp ứng nhu cầu kết nối với các xe taxi, mà ngoài ra, giá trị gia tăng của họ là huy động được các nguồn lực khác để cung cấp dịch vụ không phải là taxi.

Sứ mệnh của họ là như vậy và họ được định giá cao là bởi vì họ có năng lực huy động được các nguồn lực khác, không phải là taxi tham gia vận tải công cộng.

Uber sắp IPO với mức định giá công ty dự kiến trên dưới 100 tỷ USD. Grab được định giá trên dưới 10 tỷ USD. Go-Jek cũng cỡ đó. Không ai lại định giá Uber, Grab, Go-Jek khủng như vậy nếu chúng chỉ là công cụ kết nối khách hàng với taxi. Chúng được định giá cao vì khả năng huy động hiệu quả các nguồn lực không phải taxi tham gia vận tải giao thông công cộng. Tương tự, không ai định giá hàng tỷ USD cho Airbnb nếu nó sinh ra chỉ để phân phối phòng khách sạn.

Các ứng dụng gọi xe quốc tế, nội địa đang đứng trước một “cái bẫy” hết sức tinh vi. Nếu dịch vụ của họ và các đối tác kinh doanh cung cấp được định danh là taxi, thì khả năng huy động vốn khủng để đầu tư phát triển ở nước ta sẽ chấm hết.

Thế mà bây giờ xóa luôn cái ranh giới đó, chúng ta gọi tất cả các loại hình vận tải bằng xe ô tô dưới 9 chỗ là taxi - thì cách đặt vấn đề đó hoàn toàn không đúng! 

TS. Lương Hoài Nam

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Grab có phải là taxi, vi phạm luật cạnh tranh?

Thứ 4, 19/12/2018 | 20:00
Sau nhiều năm Grab thâm nhập vào thị trường vận tải Việt Nam chỉ có mức đăng ký đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Đến nay, Grab kêu lỗ tới 900 tỷ đồng khiến cho nhiều người phải giật mình đặt ra câu hỏi: Grab lấy tiền ở đâu để bù lỗ khoản này?

Đại gia kín tiếng đứng sau "be" - đối trọng với Grab

Thứ 3, 18/12/2018 | 11:25
Thêm một tân binh mới chen chân vào thị trường ứng dụng công nghệ gọi xe để đối đầu với Grab, Go-Viet, Fastgo. Được đại gia “rót” tiền tỷ, liệu “be” có đủ sức vẫy vùng ở Việt Nam?

Ra đời sau Grab, Go-Viet, FastGo nhưng Be lăn bánh với cước đắt hơn

Thứ 2, 17/12/2018 | 21:51
Ứng dụng gọi xe công nghệ Be chính thức đi vào hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, cước phí của dịch vụ xe này đắt hơn khá nhiều so với Grab, Go-Viet, FastGo, Vato…
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

“Bất ngờ” với hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, người dân di chuyển bằng máy bay khá đông, nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất lại thông thoáng.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.
     
Nổi bật trong ngày

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.

Giá vàng 29/4: Vàng SJC vẫn neo cao trên 85 triệu đồng/lượng

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:26
Sáng nay (29/4), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao trên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 76 triệu đồng/lượng.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.