Thủ tướng Đức đổ lỗi cho ông Putin về cuộc khủng hoảng năng lượng

Thủ tướng Đức đổ lỗi cho ông Putin về cuộc khủng hoảng năng lượng

Chủ nhật, 04/09/2022 | 21:32
0
Chính phủ Đức vừa đạt đồng thuận về “một bước lớn, thực chất để cứu trợ người dân” trong bối cảnh lạm phát và chi phí năng lượng leo thang.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 4/9 đã đồng ý về một kế hoạch cứu trợ trị giá khoảng 65 tỷ Euro nhằm giảm bớt áp lực cho hàng triệu hộ gia đình Đức trong bối cảnh lạm phát và chi phí năng lượng đang leo thang khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Gói biện pháp cứu trợ, là gói thứ ba trong năm nay, bao gồm kế hoạch tiếp tục giảm cước phí vận tải công cộng và giảm thuế cho các công ty sử dụng nhiều năng lượng ở Đức để từ đó giảm gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với các đại diện trong liên minh cầm quyền, Thủ tướng Đức Olaf Scholz  cho biết, chính phủ của ông sẽ cung cấp 1,5 tỷ Euro để tiếp tục giảm giá cước vận tải công cộng sau khi chương trình vé ưu đãi giá 9 Euro/tháng (áp dụng trong 3 tháng) hết hạn vào cuối tháng 8.

Ngoài ra, chính phủ Đức cũng quyết tâm giới hạn - và thậm chí phân phối lại - lợi nhuận khổng lồ mà các công ty năng lượng thu được từ cuộc khủng hoảng hiện tại; tăng chi trả cho người hưu trí, sinh viên, phụ huynh và những người thất nghiệp; và các hành động để kiềm chế tốc độ tăng chóng mặt của giá điện.

Các biện pháp này là “một bước lớn, thực chất để cứu trợ người dân”, Thủ tướng Scholz nói, đồng thời cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại là “trách nhiệm của ông Putin” khi đề cập đến Tổng thống Nga và cuộc chiến ở Ukraine.

Thủ tướng Scholz cũng trấn an người dân về nguồn cung cấp năng lượng của Đức trước mùa đông, sau khi Nga tuyên bố ngừng cung cấp “vô thời hạn” khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 từ 3/9.

Thế giới - Thủ tướng Đức đổ lỗi cho ông Putin về cuộc khủng hoảng năng lượng

Trong cuộc hội đàm với các đại diện trong liên minh cầm quyền hôm 4/9/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định rằng Nga không phải là "nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy". Ảnh: Time News

Ông Scholz cho biết, chính phủ của ông đã đưa ra “quyết định kịp thời” để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trong mùa đông, chẳng hạn như lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt và khởi động lại các nhà máy điện than.

“Chúng ta sẽ vượt qua mùa đông này”, ông khẳng định.

Đây là gói cứu trợ thứ ba trong năm nay. Hai gói trước đó bao gồm gói về giảm giá xăng, hết hạn vào cuối tháng 8, chương trình vé vận tải công cộng 9 Euro và một khoản thanh toán cố định giá năng lượng cho người lao động.

“Đòn bẩy tài chính”

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang, lạm phát ở Đức đã tăng lên gần 8% trong tháng 8 sau khi giảm nhẹ vào tháng 6 và tháng 7 do các chương trình ngắn hạn của chính phủ nhằm giảm gánh nặng tiêu dùng trong lĩnh vực giao thông.

Lĩnh vực năng lượng đã chứng kiến mức tăng giá lớn nhất, trong bối cảnh Đức đã và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng tồi tệ, đặc biệt là kể từ khi Nga quyết định “khóa van” vô thời hạn đường ống Nord Stream 1 sau thời hạn bảo trì gần đây nhất (ngày 2/9)

Một lĩnh vực khác đang chứng kiến lạm phát tăng vọt là hàng tạp hóa, với mức tăng 12% trong tháng 6, trong khi đạt 16,6% vào tháng 8.

Thế giới - Thủ tướng Đức đổ lỗi cho ông Putin về cuộc khủng hoảng năng lượng (Hình 2).

Biểu đồ cơ cấu năng lượng Đức, trong đó khí đốt là loại nhiên liệu ổn định cho sản xuất điện năng. Ảnh: Bloomberg

Chính phủ Đức đã phản ứng bằng cách kích hoạt giai đoạn 2 của kế hoạch khẩn cấp về khí đốt gồm 3 cấp độ, và đang xem xét nới lỏng một số chính sách năng lượng và môi trường cốt lõi của mình để giảm thiểu tác động từ động thái của Nga, bao gồm cả việc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân và điện than sắp bị đóng cửa theo kế hoạch.

Đức cũng hứa sẽ hỗ trợ nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm kiềm chế lợi nhuận tại các công ty năng lượng. Chính phủ Đức cho biết, một động thái như vậy sẽ tạo ra “đòn bẩy tài chính” có thể được sử dụng để giảm bớt tác động từ giá cả tăng cao đối với người tiêu dùng châu Âu.

Lời hứa của Đức được đưa ra trước cuộc họp khẩn của các bộ trưởng năng lượng của khối vào ngày 9/9 tới. Các biện pháp khác mà cuộc họp sẽ thảo luận bao gồm giới hạn giá điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, than và hạt nhân.

Minh Đức (Theo Bloomberg, DW)

Nga chính thức tạm ngừng cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1

Thứ 4, 31/08/2022 | 16:05
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn đang chạy đua để “cai nghiện” khí đốt Nga trong khi cố gắng xoay sở để đảm bảo có thể an toàn vượt qua mùa đông năm nay.

Đối mặt khủng hoảng khí đốt, Đức quyết không khởi động đường ống Nord Stream 2

Thứ 2, 22/08/2022 | 19:40
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bác bỏ khả năng khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2 dù Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt vì nguồn cung từ Nga gián đoạn.

“Trái tim châu Âu” tối tăm vì khủng hoảng khí đốt

Thứ 6, 29/07/2022 | 15:33
Nước Đức – được mệnh danh “Trái tim châu Âu”, với nền kinh tế lớn nhất châu lục, đang tìm cách vượt qua mùa đông tới mà không có khí đốt Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.