Không

Không "đanh thép" như Nga, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng "kỳ lạ" trong vụ Mỹ ám sát tướng Soleimani của Iran?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 07/01/2020 | 20:00
0
Tiêu điểm - Không 'đanh thép' như Nga, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng 'kỳ lạ' trong vụ Mỹ ám sát tướng Soleimani của Iran?

Tổng thống Erdogan đã phản ứng thận trọng về vụ tướng Soleimani.

Phản ứng thận trọng của ông Erdogan

Trong những bình luận đầu tiên về vụ Mỹ sát hại tướng Qasem Soleimani, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ trích đây là hành động gây thêm căng thẳng cho khu vực và cái chết của vị chỉ huy nổi tiếng của Iran là một “cú sốc”.

Trong các phát biểu sau đó, ông Erdogan đã thể hiện một lập trường khá thận trọng, điều khiến giới quan sát tin rằng ông không muốn đất nước mình bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran.

“Soleimani là một cá nhân đã chứng tỏ được giá trị bản thân và là người được lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei rất tôn trọng. Tôi tin rằng việc sát hại một vị chỉ huy nhà nước không thể khiến họ im lặng. Sự lựa chọn mà Mỹ đưa ra là không sáng suốt và làm gia tăng căng thẳng”, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với CNN.

Erdogan cho biết ông đã khuyên người đồng cấp Donald Trump không nên leo thang căng thẳng với Iran trong cuộc điện đàm diễn ra chỉ 5 giờ đồng hồ trước khi tướng Soleimani bị tấn công gần sân bay Baghdad.

Tổng thống Trump đã không đề cập đến kế hoạch ám sát tướng Soleimani trong cuộc gọi đó và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ông đã cảm thấy sốc vì vụ việc.

Theo Al-Monitor, Thổ Nhĩ Kỳ đang đặt mình ở một vị trí khá tinh tế, tránh mọi tình huống có thể làm tổn hại quan hệ với cả Mỹ và Iran.

Quan hệ giữa Ankara và Tehran là rất phức tạp. Hai quốc gia vốn được coi là đối thủ trong lịch sử và đã thể hiện sự đối đầu ở Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Iran hỗ trợ cho nhà lãnh đạo Damascus dưới sự chỉ huy của tướng Soleimani.

Tuy nhiên, cả hai cường quốc khu vực đều có chung lợi ích trong việc ngăn chặn các đồng minh người Kurd ở Syria của Mỹ giành quyền tự trị, đồng thời họ là một phần trong tiến trình Astana cùng với Nga để hướng tới hòa bình ở Syria.

Thậm chí, trong cuộc phỏng vấn với CNN gần đây, ông Erdogan đã tỏ ra giận dữ với Mỹ khi tiếp tục trợ giúp người Kurd ở Syria, lập luận rằng, Mỹ vẫn hỗ trợ cho khủng bố trong khi lại đi cáo buộc một quốc gia như Iran là khủng bố.

Tuy nhiên, ông Erdogan đã cẩn thận không chỉ trích cá nhân ông Trump. Tổng thống Mỹ gần như là người bạn duy nhất của ông Erdogan ở Washington, khi Quốc hội Mỹ đang kêu gọi trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề S-400 và cuộc tấn công ở Syria gần đây.

Thổ Nhĩ Kỳ nên im lặng?

Tiêu điểm - Không 'đanh thép' như Nga, vì sao Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng 'kỳ lạ' trong vụ Mỹ ám sát tướng Soleimani của Iran? (Hình 2).

Tướng Soleimani.

Tổng thống Erdogan tin rằng người đồng cấp Trump luôn có thiện cảm muốn giúp đỡ ngăn chặn các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng theo giáo sư Gulriz Sen từ Đại học TOBB ở Ankara, giờ là lúc nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng ông Erdogan sẽ trả lại xứng đáng sự giúp đỡ đó.

“Tổng thống Trump sẽ gây sức ép với Erdogan để buộc nhà lãnh đạo này sát cánh cùng chống lại Iran. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuân thủ một cách tỉ mỉ các lệnh trừng phạt của Mỹ khi không mua bất kỳ loại dầu nào của Iran", giáo sư Sen nói với Al-Monitor.

Về phần mình, Tổng thống Iran Hassan Rouhani được cho là đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chọn phe trong cuộc điện đàm hôm 4/1 với ông Erdogan và kêu gọi hai nước cùng nhau chiến đấu chống lại các động thái gây hấn của Mỹ.

Một số nhà phân tích cho rằng vụ việc Soleimani có thể là cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi hình ảnh quốc tế vốn thường xuyên gây bất ổn của mình trở thành quốc gia đóng vai trò hòa giải trong khu vực.

Ngoài ra, một bước đi như vậy cũng có thể khôi phục giá trị chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong mắt Mỹ, chuyên gia về chính trị Mensur Akgun nói với Al-Monitor.

Dẫu vậy, tình hình hiện tại đã khác rất nhiều và Thổ Nhĩ Kỳ không đủ sức nặng để đóng vai hòa giải giữa Washington và Tehran. “Iran dường như muốn có một cường quốc có ảnh hưởng lớn hơn như Nga”, giáo sư Sen nhận định.

Ở Washington, những quan điểm kêu gọi Tổng thống Trump tỏ ra cứng rắn với Iran cũng đã có động thái thúc giục tương tự đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Với tình huống khó khăn như hiện tại, Ankara có lẽ sẽ không nên dính líu gì đến vụ việc của Iran để không gây sóng gió trong quan hệ với Mỹ cũng như để tập trung vào giải quyết các vấn đề khó khăn của riêng mình.

Ám sát tướng Soleimani của Iran chỉ là một phần nhỏ trong "kế hoạch động trời": Mục tiêu tiếp theo của Mỹ là gì?

Thứ 2, 06/01/2020 | 20:00
Tướng Soleimani dường như không phải là mục tiêu cuối cùng của Mỹ. Kế hoạch của nước này vẫn còn nhiều mục tiêu khác và có nguy cơ đưa xung đột với Iran lên đỉnh điểm.

Vụ ám sát tướng Soleimani: Ông Putin không chỉ "bỏ túi chiến thắng" mà còn là "vị cứu tinh" duy nhất giúp Mỹ và Iran?

Thứ 2, 06/01/2020 | 14:40
Một mặt, Nga được hưởng lợi từ leo thang căng thẳng sau vụ sát hại tướng Iran của Mỹ. Mặt khác, Nga cũng là lựa chọn tốt nhất để giúp ngăn chặn viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Iran lúc này.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn, Israel cam kết thực hiện chiến dịch tại Rafah

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Thứ Hai, Hamas chấp thuận đề xuất ngừng bắn tại Gaza từ các nhà trung gian. Tuy nhiên, Israel khẳng định, các điều khoản này không phù hợp với yêu cầu của họ.

Mỹ đánh vào điểm yếu trong “pháo đài kinh tế” của Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Phép thử tiếp theo sẽ diễn ra vào mùa hè, khi gã khổng lồ LNG Nga Novatek đặt mục tiêu vận chuyển lô hàng đầu tiên từ dự án Artic LNG 2.

Nhà máy Uralvagonzavod bàn giao lô xe tăng T-90M mới cho quân đội Nga

Thứ 3, 07/05/2024 | 15:48
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, xe tăng T-90M hiếm khi được nhìn thấy ở tiền tuyến, nhưng gần đây Moscow đã tăng cường sản xuất.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành chủ đề được quan tâm

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:45
Quy mô kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được giữ bí mật, nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Moscow có khoảng 1.000-2.000 vũ khí loại này.